- Trường hợp bị ngộ độc nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ngộ độc nặng với những triệu chứng như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, sốt… cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm sau Tết Trung thu đã gây sự hoang mang, lo lắng ko nhỏ trong cộng đồng.
Trường hợp bị ngộ độc nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ngộ độc nặng với những triệu chứng như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, sốt… cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi. Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh, bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia… Có thể do thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng; xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia…
Nhận biết ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể xuất hiện muộn hơn sau 1-2 ngày. Một số biểu hiện cần nghĩ đến bị ngộ thực phẩm:
- Đau bụng (có thể đau nhẹ đau vừa hay đau dữ dội)
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sốt cao
- Đau đầu, chóng mặt
Ngoài ra, khi rơi vào các tình huống như người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó hoặc có hai người trở lên có dấu hiệu tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm, trong khi những người không ăn thì không bị, chúng ta có thể nghĩ ngay đến nguy cơ bị ngộ độc.
Dấu hiệu cần nhập viện khi bị ngộ độc thực phẩm
Phần lớn đối với trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên nên đến viện khám kể cả khi có triệu chứng nhẹ. Trường hợp cần nhập viện khẩn cấp khi có các dấu hiệu sau:
- Nôn nhiều
- Nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra máu.
- Đau bụng dữ dội.
- Nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C
- Mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt.
- Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay.
- Tay hoặc chân lạnh.
- Thở nhanh hoặc thở dốc.
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
Đặc biệt lưu ý với ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản…) nên đi khám càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn ra vô cùng phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Cụ thể như:
- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
- Ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm…).
- Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.