- Ngày 30/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo lần thứ V với chủ đề “Dạng thức và ma trận đề thi Đánh giá năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018” nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018 và Thông tư 13/2022 của Bộ GD&ĐT cũng như phù hợp với phương thức tuyển sinh của của các trường đại học, học viện.
Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đã công bố chính thức chương trình giáo dục phổ thông mới - một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn được các môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình, Hội thảo lần này với mục tiêu nhìn lại quá trình tổng kết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024.
Chia sẻ về dạng thức, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2024, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo đã trình bày báo cáo quá trình xây dựng dạng thức và ma trận đề thi đánh giá năng lực HSA áp dụng từ năm 2025. Bài thi HSA của ĐHQGHN đánh giá năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù và phẩm chất của học sinh; phát huy sở trường của học sinh theo định hướng tuyển sinh bậc đại học. kiện cho học sinh lựa chọn được các môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình, Hội thảo lần này với mục tiêu nhìn lại quá trình tổng kết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024.
Hội thảo được tổ chức là dịp để Trung tâm khảo thí ĐHQGHN thảo luận cùng các chuyên gia trong các lĩnh vực bộ môn để đưa ra những ý kiến, đề xuất xây dựng kế hoạch kỳ thi HSA giai đoạn 2025-2030. Trong phiên họp, các thành viên ban điều hành Trung tâm khảo thí ĐHQGHN cùng các chuyên gia cũng đưa ra các luận điểm góp ý về kho dữ liệu ngân hàng câu hỏi, hình thức đánh giá năng lực và phân loại câu hỏi. Theo đó, bộ câu hỏi xây dựng nhằm đánh giá đúng năng lực, đúng chuyên ngành tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào xét tuyển đại học của các trường đại học, học viện trong cả nước.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, quy trình xây dựng bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN được tiến hành nghiêm ngặt, chặt chẽ, qua 5 bước: Thiết kế dạng thức bài thi (cấu trúc bài thi); xây dựng ma trận đề thi; biên soạn ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa; công bố đề thi tham khảo và Kết xuất câu hỏi từ ngân hàng phục vụ kỳ thi. Quá trình này thực hiện từ tháng 8/2023 đến nay và dạng thức bài thi HSA 2025 tiếp tục hội thảo lấy ý kiến từ các chuyên gia bộ môn.
Theo báo cáo, dạng thức và ma trận được xây dựng bài bản, thận trọng, bản thiết kế phù hợp với đổi mới chương trình GDPT mới (học liệu, giảng dạy, học tập /lựa chọn,..) đánh giá các năng lực cốt lõi và nhóm năng lực đặc thù của học sinh; không gây xáo trộn, không bị ảnh hưởng việc dạy học, kiểm tra, đánh giá của giáo viên THPT, học sinh. Theo lộ trình, Trung tâm sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn từng bước triển khai bổ sung thêm các lựa chọn phù hợp với thực tiễn chương trình giáo dục phổ thông.
Điểm mới về dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi HSA 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh. Kỳ thi giữ vững mục tiêu: ổn định, phân loại và hướng nghiêp. Dự kiến cấu trúc Bài thi HSA gồm 03 phần thi: Phần 1: Toán học và xử lý số liệu (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút); Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ (50 câu hỏi – 60 phút); Phần 3 - Khoa học (50 câu hỏi – 60 phút) với các phần để thí sinh lựa chọn; Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.