Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc trong môi trường không gian mạng

0
0

- Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35 cùa Bộ Chính trị là tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, trong không gian mạng; Đề ra các giải pháp thiết thực giúp cán bộ Đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng, phản bác các thông tin sai sự thật trên không gian mạng.

Các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Linkedin… đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người, lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới.

 

Hiện nay, hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn; các thủ đoạn lừa đảo người dân ngày càng tinh vi, đa dạng... Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào đất nước, vào vai trò của Đảng.

Trước tình hình trên Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới. Ngày 12/6/2018, Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng.

Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" đã khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.

Nhận diện các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, các thủ đoạn lừa đảo người dân trên không gian mạng

Lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, sự bùng nổ truyền thông, những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc Cách mạng 4.0), những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với mục đích bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,... Chúng triệt để lợi dụng không gian mạng để tung các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch. Đây được coi là vùng “lãnh thổ đặc biệt” đang bị các thế lực thù địch lợi dụng triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Trong đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng mỗi khi đất nước ta có các sự kiện chính trị quan trọng để tuyên truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng. Âm mưu của chúng không mới nhưng những phương thức, thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, nham hiểm hơn. Năm 2021 là một năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước ta, với dấu ấn là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an, trong 5 năm qua, đặc biệt trong thời gian Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII, các thế lực thù địch tập trung vào một số hoạt động, như: Tạo lập hàng ngàn trang mạng xã hội,… trong đó nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức có uy tín, núp dưới danh nghĩa tôn giáo, bảo vệ môi trường, dân sinh để thu hút người đọc, qua đó lan truyền các nội dung chống Đảng, Nhà nước; sử dụng các đài, báo bên ngoài kết hợp các kênh mạng xã hội để viết bài, cắt ghép, nhào nặn video xuyên tạc, phê phán Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp; lan toả các thông tin lượm lặt từ báo chí trong nước và từ tài khoản Facebook của một số cá nhân có quan điểm cực đoan trong nước nhằm phê phán chính quyền, Đại hội Đảng các cấp; Tổ chức soạn thảo, phát tán “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”, “đơn kêu cứu”,… để thu hút sự chú ý của dư luận, cổ xúy hoạt động của một số đối tượng có quan điểm cực đoan,...

Trong khi đó, trước thềm diễn ra Cuộc bầu cử vào ngày 23/5/2021, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết các thế lực phản động, chống đối sử dụng các chiêu thức như: công kích, bôi nhọ nhiều đồng chí lãnh đạo các cấp, nhất là các đồng chí là ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, làm giảm sút lòng tin của nhân dân gây ảnh hưởng xấu hoạt động bầu cử; lợi dụng quá trình chuẩn bị về công tác nhân sự của hoạt động bầu cử để phát tán các thông tin theo hướng phân hoá thành phần nhân sự ứng cử đại biểu, trong Đảng và ngoài Đảng, nhằm gây chia rẽ nội bộ, gây nhiễu loạn thông tin, gây ra các dư luận trái chiều; sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo các cấp, bịa đặt chính quyền đàn áp, bắt giam những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, vu cáo chính quyền tước quyền bầu cử của người dân…

Cùng với các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, hiện nay, những đối tượng xấu cũng chĩa mục tiêu vào người dân để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân, gây thiệt hại về kinh tế, làm suy giảm niềm tin của người dân về đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Riêng về điều này, các nhà mạng viễn thông cho rằng, một trong những hình thức lừa đảo người dùng bằng tin nhắn điện thoại là nâng cấp SIM di động 4G để chiếm đoạt luôn SIM thuê bao và các thông tin cá nhân xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các đối tượng xấu còn giả mạo tin nhắn định danh của các doanh nghiệp như viễn thông, ngân hàng, ví điện tử... khiến nhiều người dùng mất cảnh giác, bị dẫn dụ truy cập vào các website giả mạo do chúng lập ra, từ đó người dùng bị đánh cắp các thông tin các nhân.

Gần đây Đảng ra các quy định Đảng viên không được làm, chúng cho rằng: Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mục rỗng, thối nát, không quản lý được cán bộ, Đảng viên, nội dung đưa ra chỉ là các chiêu bài, chứ không có hiệu quả trong thực tế…thực chất cần khẳng định rằng quy định về ký luật Đảng là công tác hệ trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đây là việc làm thường xuyên, liên tục mang tính kế thừa.

Chưa hết chúng còn bịa đặt, xuyên tạc công tác phóng chống tham nhũng của Đảng ta. Bên cạnh việc kích động, xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo, suy luận, suy diễn thiếu căn cứ, cơ sở, đưa ra những phỏng đoán mập mờ, lẫn lộn…về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các đối tượng lợi dụng việc dư luận xã hội bức xúc về tệ nạn tham nhũng, tiêu cực và công tác quản lý kinh tế còn có những mặt hạn chế, khuyết điểm để đưa ra quan điểm cho rằng “Đảng độc tôn lãnh đạo không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công”.

Chúng xuyên tạc, cho rằng tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền; do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, suy luận rằng, “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công”; không những thế, chúng còn xuyên tạc, bịa đặt rằng việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ sai phạm ở nước ta là chuyện “thanh trừng, đấu đá nội bộ, phe cánh chính trị”  chúng ra rả trên các trang web và đài phát thanh như VOA, RFI, BBC, Việt Tân….

Việc xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm, kể cả những người từng giữ cương vị rất cao là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời mang lại niềm tin rất lớn của nhân dân đối với Đảng trong cuộc chiến chống nội xâm. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình quy chụp đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Và cuối cùng, chúng tự lộ mục đích chống phá xấu xa phủ nhận vai trò, sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Doanh nghiệp viễn thông góp sức bảo vệ uy tín của Đảng, lợi ích của người dân trên không gian mạng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và lợi ích của người dân, thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin với những đặc thù về chuyên môn đã góp sức không nhỏ trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng, giúp giảm gánh nặng chi phí cho Chính phủ, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.

Thời gian qua, các nhà mạng viễn thông, công nghệ thông tin đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp, thường xuyên nắm bắt tình hình, trao đổi đánh giá, xử lý các thông tin xấu độc, nguồn phát tán thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội góp phần đảm bảo trật tự xã hội.

Trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (từ ngày 25/1 - 2/2/2021) và bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (23/5/2021), các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet,… đã nhanh chóng triển khai các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng lưới. Trong đó, các nhà mạng đã nhanh chóng thực hiện các công tác chuẩn bị và lên các phương án đảm bảo chất lượng mạng lưới, tuyệt đối an toàn, đồng thời sẵn sàng các kế hoạch dự phòng khi có các tình huống, sự cố bất thường xảy ra trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện lớn.

Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ tư tưởng nền tảng của Đảng, các tổ chức cơ sở đảng của khối doanh nghiệp cũng luôn chú trọng công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Chẳng hạn, Đảng bộ Tập đoàn bưu chính Viễn thông – một trong những đơn vị trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã triển khai, cụ thể hóa các nội dung, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, văn bản các cấp về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tới cán bộ, đảng viên; Tăng cường truyền thông các thông tin tích cực, chính thống của chính phủ trên các phương tiện truyền thông, internet và mạng xã hội góp phần thực hiện hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Thời kỳ chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm những thách thức đối với không riêng lĩnh vực viễn thông. Chưa bao giờ công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng lại diễn ra quyết liệt và cấp bách như hiện nay. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp viễn thông càng cần thể hiện rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn để đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Về hình thức tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, duy trì sử dụng hàng chục đài phát thanh chương trình Việt ngữ, hàng trăm báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, hàng ngàn website, blog... để liên tục phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chúng lập ra nhiều trang web mạo danh các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, một số nhân vật được xã hội chú ý hoặc nhân danh “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “phản biện xã hội”, “hiến kế cho Đảng”… để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, hạ uy tín, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đưa lên internet và mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác những thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng để dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác nhằm mục đích tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó, chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. Chúng còn xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung xấu, độc; biên soạn tài liệu, video lồng ghép nội dung thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật; tiến hành rải truyền đơn, tờ rơi, viết vẽ khẩu hiệu phản động. Các thế lực thù địch tiếp tục tổ chức viết nhiều tài liệu, “tác phẩm” dưới dạng văn học nhằm dựng chuyện, vu cáo, bôi nhọ, từ đó xóa bỏ học thuyết Mác - Lênin và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa…

Đối tượng tác động của hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu là trí thức, văn nghệ sĩ; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên; người lao động…

Tại Việt Nam, với dân số khoảng 95 triệu người, tỷ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng Internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram..., nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với gần 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới). Nhận thức được điều này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt.

Trong các văn kiện đại hội ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.

Để thực hiện những chủ trương đó, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nêu rõ các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn. Một trong những văn bản quan trọng là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), ngày 01/8/2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị quyết chỉ rõ: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa ở cả Trung ương, các ngành, các cấp”. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) đã nhận định: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả trong những lực lượng nòng cốt, gắn bó với Đảng, với chế độ, đã phát sinh một số vấn đề tư tưởng, tâm trạng bức xúc, đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tính đồng thuận xã hội. Các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Trên cơ sở nhận định đó, Nghị quyết đã yêu cầu “triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành, các cấp.

Nghị quyết Trung ương 9, khóa X, ngày 02/2/2009 “Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng” cũng đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển, hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”.

Đến Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khoá XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Như vậy, có thể thấy, đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là rất gay gắt trên mặt trận tư tưởng lý luận. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết. Nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá cách mạng Việt Nam, cán bộ, đảng viên cần hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng tiêu cực của các nhóm thành phần lợi dụng không gian mạng. Đồng thời, tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

Chủ động, linh hoạt trong đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái trên mạng xã hội

Dự báo hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường, vì thế, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần:

- Thứ nhất, thường xuyên cập nhật và nắm vững quan điểm thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước mà trước hết và quan trọng nhất là hiểu rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo và định hướng thông tin của cấp trên. Tuy nhiên, các báo không nên thụ động chờ sự chỉ đạo mà cần linh hoạt, chủ động định hướng thông tin trong nội bộ để phản bác, hoặc đề xuất xin ý kiến với cấp có thẩm quyền để kịp thời đưa thông tin phản hồi, chỉnh hướng hoặc bác bỏ thông tin sai lệch.

Mới đây, trong Chỉ thị số 12/CT-TTg ban hành ngày 12/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới; có biện pháp đấu tranh hiệu quả trên mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cùng các bộ, ngành liên quan chủ động cung cấp thông tin nhằm định hướng dư luận, đẩy lùi thông tin, văn hóa xấu độc, nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

- Thứ hai, cần phải chủ động, kịp thời; tổ chức thông tin tốt: Trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng, các tòa soạn phải chủ động khắc phục được tình trạng “điểm trắng”, “vùng trắng” về thông tin; triệt tiêu khả năng, cơ hội chiếm lĩnh cạnh tranh của các thông tin độc hại ngoài luồng đối với các thông tin chính thống của báo chí trong nước. Đây là phương thức hữu hiệu nhất ngăn chặn, đẩy lùi một cách chủ động các thông tin sai trái của kẻ thù.

Đặc biệt, các tòa soạn báo điện tử phải tổ chức thông tin tốt, thực hiện vai trò “nhạc trưởng” chỉ đạo, gợi ý, hướng dẫn, lên kế hoạch, tổ chức tuyến thông tin sao cho hiệu quả, phù hợp nhất trong điều kiện cụ thể về nhân lực, vật lực và yêu cầu đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của việc thực hiện nhiệm vụ ở mỗi tòa soạn. Việc tổ chức thông tin cũng giúp cho dòng chảy thông tin của các cơ quan báo chí được liên tục, không đi chệch “đường ray”, không bỏ sót, bỏ lọt sự kiện và cũng hạn chế được tình trạng “đánh với, đuổi theo” sự kiện, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng thông tin.

- Thứ ba, cần phải linh hoạt. Sự linh hoạt đảm bảo cho hệ thống báo chí điện tử khắc phục tính máy móc, kém hiệu quả trong việc sử dụng sức mạnh của công luận đấu tranh chống các luận điệu sai trái; đồng thời, ứng phó thành công với các thủ đoạn của các thế lực thù địch. Sự linh hoạt thể hiện cụ thể ở việc sử dụng, phát huy có hiệu quả nhất ưu thế nhanh nhạy và tính đa phương tiện của báo điện tử; xác định rõ, khi nào cần huy động cả hệ thống, khi nào chỉ huy động một bộ phận; khi nào cần sự tham gia của báo chí Trung ương, khi nào chỉ cần sự tham gia của báo chí địa phương; khi nào cần báo chí trong nước, khi nào cần và bằng cách nào để có thể khai thác, tranh thủ báo chí hải ngoại, báo nước ngoài để đưa thông tin có lợi cho ta, tăng cường khả năng thuyết phục với công chúng ngoài nước và các quốc gia trên thế giới.

- Thứ tư, cần quan tâm đến liều lượng, tính toán thời điểm một cách hợp lý: Kinh nghiệm cho thấy, nhiều trường hợp, hiệu quả đấu tranh của báo chí phụ thuộc vào việc phân tích, đánh giá từng tình huống cụ thể cũng như khả năng chuyển hoá của đối tượng trong các thời điểm cụ thể, trên cơ sở đó điều chỉnh liều lượng thông tin một cách hợp lý. Mọi sự máy móc, cực đoan, thiếu nhạy cảm, thiếu sự nhìn nhận biện chứng trong đấu tranh sẽ không mang lại hiệu quả, thiếu tính thuyết phục, mà còn bỏ lỡ cơ hội thuyết phục, tranh thủ, lôi kéo, thức tỉnh đối tượng, nhất là những người vốn chỉ bị kích động, lừa gạt, lợi dụng, nhận thức được lẽ phải, từ đó từ bỏ những hoạt động sai trái của mình.

- Thứ năm, chủ động trong việc phân tích và dự báo tình hình: Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, nâng cao tính chiến đấu và sức thuyết phục của thông tin, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan chức năng cần chủ động hơn trong việc phân tích, dự báo tình hình, chỉ đạo nhạy bén, kịp thời để cơ quan báo chí phản ứng nhanh nhạy, làm chủ thông tin trên mặt trận đấu tranh với thông tin, quan điểm sai trái, mang tính vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Dự báo tốt tình hình, dự báo các sự kiện sẽ xảy ra, dự báo dư luận, dự báo nhu cầu thông tin của xã hội, dự báo xu hướng phát triển các phương tiện truyền thông, dự báo khả năng, khuynh hướng và thủ đoạn hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các phần tử bất mãn với chế độ, các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta… sẽ tạo lợi thế khi tuyên truyền, phản bác thông tin sai lệch. Chỉ khi làm tốt công tác dự báo mới có đủ cơ sở dữ liệu để xây dựng các kế hoạch thực hiện tuyến tin phản hồi, chỉnh hướng và bác bỏ thông tin sai lệch một cách phù hợp, đồng thời giành được thế chủ động, tránh bị động, lúng túng, dẫn đến tình trạng “đánh vớt” không hiệu quả thường thấy trong thực tế hoạt động báo chí của ta.

- Thứ sáu, rèn luyện nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho phóng viên, biên tập viên: Để nâng cao chất lượng và số lượng của tuyến tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch, điều trước tiên là phải rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén nghề nghiệp cho mỗi phóng viên, biên tập viên.

Đối với đội ngũ biên tập viên khi được giao trách nhiệm biên tập, xử lý các tin bài nói chung, các tin, bài thuộc tuyến thông tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch cũng cần có lập trường tư tưởng vững vàng, là những người am hiểu về vấn đề mà phóng viên đề cập. Nói một cách cụ thể, mỗi biên tập viên phải góp phần làm cho thông tin mà phóng viên đề cập trở nên “sáng, sắc, sâu và chuẩn xác hơn”. Đối với các tin, bài thuộc tuyến thông tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch, càng đòi hỏi mỗi biên tập viên phải cẩn trọng, cân nhắc từng từ ngữ cho phù hợp, chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất sự kiện, đáp ứng sự quan tâm, mong mỏi của công chúng.

-Thứ bảy, xây dựng hệ thống cộng tác viên tin cậy: Để có thể nâng cao số lượng và chất lượng của tuyến tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch, mỗi tòa soạn cần xây dựng được hệ thống cộng tác viên tin cậy, gắn bó, am hiểu tình hình, tạo được mối quan hệ mật thiết với cơ sở, với các đầu mối cung cấp thông tin ngay tại chỗ. Để tăng tính chuyên sâu, mỗi cơ quan báo chí cũng cần thường xuyên tăng cường phối hợp với các nhà quản lý, lãnh đạo, các chuyên gia, nhà khoa học ở các viện nghiên cứu để tổ chức tuyến bài đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái.

- Thứ tám, hiểu rõ phương thức hoạt động của các phương tiện truyền thông, các đối tượng, các nguồn thường tung ra các thông tin thù địch, thông tin phiến diện, sai sự thật, hoặc không chính xác, hoặc sai định hướng để xây dựng phương thức đấu tranh thông tin phù hợp. Khi hiểu rõ phương thức hoạt động của các đối tượng này, sẽ giành được thế chủ động trong đấu tranh thông tin.

- Thứ chín, tăng cường trao đổi, xây dựng cơ chế phối hợp thông tin với các cơ quan báo chí của Đảng và Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân, báo Công an Nhân dân, báo Điện tử Chính phủ, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam… Cơ chế hợp tác cần được thể chế hóa thông qua các thỏa thuận được ký kết giữa các bên có liên quan. Việc triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký cũng cần được đôn đốc, kiểm tra, bàn bạc, trao đổi để bảo đảm hợp tác có hiệu quả thực sự, tránh hình thức.

Trong cuộc chiến chống tin giả về COVID-19, cũng không thể không nói tới vai trò hợp tác của các tập đoàn công nghệ như Microsoft Corp, Facebook, Google và Twitter, từ gỡ bỏ những thông tin giả mạo tới chia sẻ những thông tin chính thống.

-Thứ mười, tổ chức rút kinh nghiệm từng đợt thông tin hoặc từng giai đoạn. Việc rút kinh nghiệm phải thực hiện sâu sát đến từng sản phẩm, có so sánh, đối chiếu với những tác phẩm hoặc vấn đề đã rút kinh nghiệm lần trước để tránh lặp lại các sai sót. Việc tổ chức rút kinh nghiệm cần được thực hiện nghiêm túc, tránh làm hình thức và phải tổ chức lưu trữ hồ sơ về các đợt rút kinh nghiệm này. Khâu tổ chức rút kinh nghiệm, nếu được làm tốt, không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyến thông tin phản hồi, chỉnh hướng và bác bỏ thông tin sai lệch mà quan trọng hơn, giúp nâng cao tay nghề của các nhà báo được giao thực hiện tuyến tin này.

Với đặc tính không biên giới, không gian mạng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và tác động đến toàn thế giới. Những nguy cơ từ không gian mạng gia tăng tỷ lệ thuận đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội. Vì vậy, đảm bảo an ninh mạng đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp đến ý thức tham gia xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh của mỗi người dân.

Là một đơn vị có tiếp xúc trực tiếp và liên tục với công nghệ mới, các mạng xã hội, tại IDC cán bộ công nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm với đất nước, phải trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước, chấp hành pháp luật và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phải giữ gìn tinh thần đoàn kết, tôn trọng đa dạng văn hóa và quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như an ninh, trật tự và ổn định chính trị. Tuyệt đối không cổ súy các bài viết độc hại, không chia sẻ các bài viết không đúng sự thật, hoặc thông tin chưa được kiểm chứng không tham gia vào các hội nhóm tiêu cực, chống đối Đảng và nhà nước. Phải tránh hoạt động và hành vi vi phạm pháp luật, tôn trọng quyền của người khác và thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Nếu có những thông tin hoặc hành vi đe dọa đến an ninh quốc gia, tôi phải báo cáo ngay lập tức cho cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.

Trong thời đại hiện nay, việc nâng cao kiến thức và biết chọn lọc thông tin chính xác là cần thiết để không bị lôi kéo vào lối sống thực dụng và các thông tin phản động. Để xây dựng đất nước phát triển hơn, mỗi người cần nỗ lực để trở thành một phần nhỏ bé tạo nên những giá trị cho xã hội.

Dù có bất kỳ chiêu bài hay thay đổi chiến lược nào, việc tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam và cùng nhau đấu tranh để bảo vệ đất nước sẽ giúp chúng ta chiến thắng và đạt được sự bình yên và thịnh vượng.

Nhóm tác giả: Phùng Quốc Việt, Vũ Việt Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.

Ứng dụng phổ biến trên iOS/Android bị hack, hàng triệu số điện thoại di động bị đánh cắp

(VnMedia) - Được thiết kế để giúp người dùng đưa ra yêu cầu xác thực hai yếu tố (2FA) dễ dàng hơn khi đăng nhập vào một ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng Authy của Twilio dành cho cả hệ điều hành iOS và Android lại bị tin tặc xâm nhập bất hợp pháp...