Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

0
0

 -  Việc phát huy vai trò của mạng xã hội để tuyên truyền chính trị và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã, đang trở thành một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đã và đang trở thành phương tiện hàng đầu để các thế lực thù địch tiến hành phá hoại tư tưởng, chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…

Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, xu hướng con người sử dụng không gian mạng ngày càng gia tăng, tác động lớn tới không gian sống thực của con người. Không chỉ mang đến nguồn thông tin vô tận, không gian mạng còn là nơi kết nối xã hội loài người, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và gia tăng giá trị cuộc sống.

Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính “ảo”, dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, thông tin xấu. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều kênh thông tin sai sự thật, phản động, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình đất nước ta, tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng của người dân, nhất là những người trẻ tuổi, tiếp xúc nhiều và thường xuyên trên không gian mạng. Nếu tư tưởng không vững vàng thì rất dễ bị lợi dụng, dẫn đến nhiều sai lầm và dễ bị lôi kéo tham gia vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Mặt trái của mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam hiện nay

Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là tốc độ rất nhanh, rất nhiều thông tin nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo…

 Các mạng xã hội khá đang dạng và phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram..., nhưng nổi bật nhất là Facebook. Theo thống kê từ Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất từ 2021-2026. Thống kê đến tháng 02/2022, có 76.95 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào đầu năm 2022 tương đương 78.1% dân số, trong đó người dùng Facebook là 70.4 triệu người.

Đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Trong đó, 94% người dùng Internet hằng ngày là sinh viên, trí thức trẻ, thanh niên(3). Nhìn chung, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới.

 

Việc phát huy vai trò của mạng xã hội để tuyên truyền chính trị và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã, đang trở thành một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đã và đang trở thành phương tiện hàng đầu để các thế lực thù địch tiến hành phá hoại tư tưởng, chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Với mục đích xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, thành quả của cách mạng; lợi dụng những mặt trái của cơ chế thị trường, bất cập trong công tác cán bộ, lãnh đạo, quản lý…, các thế lực thù địch đã tạo dựng các trang web, blog các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội (MXH). Thông qua đó, chúng phát tán video, hình ảnh, thông tin cắt ghép, bịa đặt hoặc có một phần sự thật nhưng đã bị bóp méo, xuyên tạc (không đúng với nội dung thông tin gốc) hoặc có một phần sự thật nhưng được “thêm thắt” đưa tin với dụng ý xấu.Đặc biệt, chúng xem thanh niên là đối tượng chủ yếu, từ đó triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, lôi kéo, kích động, chống phá.Một số trí thức trẻ, học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng, kích động đã đăng các bình luận, hùa theo tư tưởng phản động, nói xấu chế độ, đề cao cái gọi là “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”,... dẫn đến vi phạm pháp luật.

 Theo thống kê, đã có hàng nghìn hội nhóm phản động mới xuất hiện trên mạng xã hội, đáng chú ý là: “Việt Tân”, “Dân Luận”, “Pháp luân công”, “Hóng biến”, “Việt Nam Cộng hòa”; các trang phản động, như: Người Việt Online, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”… 

Tình hình sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay ảnh hưởng đến nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Theo cách hiểu phổ biến, giới trẻ là khái niệm chỉ nhóm người đang ở độ tuổi trưởng thành, có thể là thanh thiếu niên (15-25 tuổi), hoặc thanh niên (16-30 tuổi). Theo Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam năm 2015, dân số thanh niên tính đến năm 2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân số cả nước; trong đó nam thanh niên là 12.756.842 người, nữ thanh niên là 12.321.922 người; thanh niên khu vực nông thôn là 17.797.550 người, thanh niên khu vực đô thị là 7.281.214 người. Hiện có khoảng hơn 16 triệu thanh niên tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 38,7% lực lượng lao động xã hội; hơn 6,5 triệu thanh niên trong độ tuổi đi học, chiếm 27,6%.

Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử, nhóm dân số từ 10 đến 29 tuổi chiếm khoảng 33% dân số. Như vậy, nếu tính cả độ tuổi trên dưới 15 và thanh niên, giới trẻ ở Việt Nam ước tính chiếm trên 30% dân số cả nước.

Theo bà Phương Hoài Nga, chuyên gia tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, người trẻ Việt dùng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ, với gần như mọi hoạt động, hành vi ứng xử hay thông tin đều được người dùng đăng tải lên đó. Có thể nói, hiện nay, thay vì hỏi số điện thoại của nhau, chúng ta sẽ nhận được câu hỏi “Zalo/Facebook của bạn là gì?”. Đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là GenZ (những đứa trẻ sinh ra từ năm 1997, thời kỳ Internet bắt đầu vào Việt Nam đến nay), Internet, mạng xã hội, game… là cuộc sống “thực” tương tự như cuộc sống vật lý đối với con người.Đây là thế hệ sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ” Internet, thông tin và cũng đúng lứa tuổi con người có khả năng thích ứng, học hỏi cao, do đó tư duy phản biện của thế hệ này rất mạnh mẽ so với bất kỳ thế hệ nào khác trước đây hay bất kỳ giai đoạn tuổi nào khác. Phải ghi nhận một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay quan tâm đến những vấn đề vĩ mô như hoạt động chính trị, biến đổi khí hậu…

Nguyên nhân mặt tiêu cực của mạng xã hội đối với giới trẻ: từ các yếu tố về kinh tế - xã hội; môi trường giáo dục, quản lý từ gia đình, nhà trường, xã hội và từ chính hoạt động, nhận thức cá nhân của giới trẻ

Trước hết, phải nói tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra hiện nay Đảng ta nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước..., sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Thứ hai, sự tác động tiêu cực của  các nhân vật thần tượng có sức ảnh hưởng mạnh trên mạng xã hội:Gần đây, trên mạng xã hội và Internet xuất hiện cái gọi là “Bảng xếp hạng giang hồ Việt Nam”. Để có mặt trong bảng xếp hạng “máu mặt” nêu trên, bên cạnh việc chứng minh thành tích bất hảo đã được kiểm chứng qua tiền án, tiền sự liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép,… còn có yêu cầu nhân vật phải tạo được ảnh hưởng trên các mạng xã hội như youtube, facebook…Một thực trạng hiện nay trên Internet, mạng xã hội và ngay cả trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử, để tăng tính hấp dẫn đối với người đọc, tần suất xuất hiện của các tin, bài về các vụ án, hiện tượng lệch lạc khá dày đặc; thông tin được mô tả khá chi tiết diễn biến sự việc và hành vi thực hiện. Như vậy, thay vì đạt được mục đích cảnh báo và định hướng dư luận xã hội, cách đưa thông tin quá cụ thể vô hình chung đã tạo nên hệ quả ngược và trở thành “cơ hội” người trẻ bắt chước theo hành vi đó.

Thứ ba, sự nhận thức và chia sẻ của gia đình, môi trường giáo dục của nhà trường và xã hội. Thiếu sự quan tâm hoặc ngược lại, việc nuông chiều con cái quá mức của gia đình đều ảnh hưởng đến sự hình thành và định hình nhân cách của giới trẻ.

Thứ tư, nguyên nhân từ sự thiếu ý chí, tinh thần tự học hỏi, rèn luyện của bản thân nhiều người trẻ. Nghiên cứu của Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết với 15.736 trường hợp án hình sự của vị thành niên, thì có đến 85% trường hợp vi phạm là do bản thân thiếu tu dưỡng, ham chơi, thích hưởng thụ.

Các lĩnh vực mà những thế lực phản động, chống đối thường tập trung khoét sâu là: xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin. Xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ và tư tưởng Hồ Chí Minh.Xuyên tạc các chính sách liên quan về tôn giáo.Xuyên tạc các vấn đề dân chủ, nhân quyền.Xuyên tạc các vấn đề về dân tộc.

Lợi dụng một số sai sót, yếu kém trong quản lý, điều hành của nhà nước để khoét sâu, thổi phồng rồi phủ định sạch trơn đường lối, chính sách của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Giả mạo các tài khoản của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tung tin xấu độc, tạo khoảng trống niềm tin trong dư luận. Bịa đặt, tung tin giả gây chia rẽ nội bộ, mất ổn định xã hội.

Các thế lực thù địch luôn xem thanh niên là đối tượng đặc biệt để thực hiện thủ đoạn “diễn biến hòa bình” Chúng đăng tải nhiều tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn, không đúng bản chất, với dụng ý xấu, như: phủ nhận những thành quả của đất nước, dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại cũng như vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra các diễn đàn trên mạng để nhiều người trẻ truy cập và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực, nhằm gieo rắc sự hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất phương hướng chính trị, khơi dậy ham muốn bản năng, chạy theo hưởng lạc, không chịu học tập, làm việc và cống hiến, thiếu thực tế, dễ dao động, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống đua đòi, dẫn đến một bộ phận giới trẻ coi trọng lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần. Bên cạnh đó, họ đưa lên các thông tin hạ thấp, bôi nhọ danh dự cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội để hướng luồng dư luận và kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn với cái mà chúng gọi là “thảm kịch của đất nước”.

Với những thay đổi tinh vi cả về thủ đoạn và sách lược của các thế lực thù địch nhằm “tẩy não” làm chuyển hóa tư tưởng, dẫn tới quá trình “tự diễn biến” ở lớp người đang là rường cột, tương lai của đất nước, nếu thanh niên không được trang bị lý luận, nhận thức đúng để đủ sức “đề kháng” sẽ gây hậu quả khó lường.

Một số giải pháp giúp thế hệ trẻ tăng cước bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Trong bất cứ giai đọan nào của lịch sử, thanh niên luôn là lực lượng đi đầu, chủ yếu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhất là, trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, tuổi trẻ có nhiều điều kiện, cơ hội để phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của các thế hệ đi trước, vươn lên khẳng định mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, cần có những phương thức hiệu quả nhằm tuyên truyền đến thế hệ trẻ Việt Nam về chủ trương, đường lối, tư tưởng đúng đắn của Đảng, pháp luật của nhà nước và nêu cao tầm quan trọng của thế hệ trẻ, lực lượng kế thừa của đất nước để họ nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ đất nước trước các thế lực thù địch.

 

Để giúp cho thế hệ trẻ nhận diện được bản chất âm mưu của các thế lực thù địch, tỉnh táo, bản lĩnh, không để chúng lôi kéo, kích động, một số giải pháp như sau:

Trước hết, cần đẩy mạnh truyền thông và tuyên truyền đến thế hệ trẻ nhận thức được về vai trò, tầm quan trọng và vị trí của họ  đối với gia đình, xã hội và với đát nước:  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần do các thanh niên”.

Đối với các bạn trẻ không còn ngồi trên ghế nhà trường: cần khuyến khích, vận động và tạo điều kiện để các bạn được sinh hoạt trong một tổ chức đoàn thể tại địa phương như đoàn thanh niên, thanh niên xung phong, dân phòng,…Đây chính là môi trường thuận lợi để họ học tập, rèn luyện, phát triển và cống hiến, để các bạn có cơ hội tiếp thu, tiếp cận và nắm vững các thông tin đúng đắn, đường lối định hướng của Đảng và nhà nước… tăng sức chiến đấu, tránh xa các tệ nạn xã hội, mạnh dạn đưa ra các chính kiến. Nếu họ không tham gia các tổ chức, đoàn thể,… thì nguy cơ dễ bị lôi kéo, bị dụ dỗ và kích động rất cao, khó kiểm soát được.

Đối với các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường: phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ. Trong đó, nhà trường phải không ngừng cải tiến nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Các tổ chức đoàn thể cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, hướng các hoạt động thanh niên vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Gia đình phải tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường để quản lý giáo dục con em mình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hai là, cần thực hiện thường xuyên và liên tục thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: định hướng thông tin và tích cực tổ chức lực lượng triển khai nhiều hoạt động đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương để tất cả cá nhân sử dụng mạng xã hội tiếp cận được nhiều nguồn thông tin chính thống từ Đảng và nhà nước.

Ba là, tăng cường công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng được tiến hành liên tục, đồng bộ, hình thành mạng lưới rộng khắp từ Trung ương tới địa phương: nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, sớm phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh trong nhân dân; phối hợp có hiệu quả với các cấp, các ngành, địa phương trong xử lý các vụ việc phức tạp, điểm nóng; vận động, giáo dục thuyết phục hội viên, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sức đề kháng trước thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Bốn là, quản lý tốt mạng xã hội, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, xấu, độc: ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội, mở rộng hệ thống chuyên trang, chuyên mục, các trang điện tử, fanpage đăng tải nhiều bài viết, thu hút hàng triệu lượt truy cập, có sức lan tỏa nhất định.

Năm là, phát huy hiệu quả đấu tranh, bảo vệ nền tảng của Đảng trên không gian mạng thông qua việc cường tuyên dương, khen thưởng, khuyến khích các “cư dân mạng” : công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố hàng đầu để bảo vệ Đảng. Huy động sức mạnh toàn dân, “cư dân mạng” theo hướng đại chúng hóa, phổ thông hóa. Tạo sức đề kháng cho mỗi cư dân mạng, đặc biệt là thế hệ trẻ, làm cho họ có đủ khả năng miễn dịch với thông tin xấu độc, quan điểm sai trái thù địch; cùng với đó là áp dụng biện pháp kiểm duyệt chặt chẽ thông tin đăng tải của các trang mạng xã hội, góp phần định hướng tìm kiếm thông tin và thụ hưởng các thông tin chính thống, lành mạnh cho cư dân mạng.

Sáu là, xây dựng, định hướng các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước đến những thần tượng mạng của giới trẻ như ca sĩ, nghệ sĩ, các nhân vật nổi tiếng,… có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội: Những người có uy tín, những người nổi tiếng trong xã hội thường được sự chú ý của dư luận xã hội và của cộng đồng mạng. Do đó, họ có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng mạng. Mọi thông điệp, mọi bài viết của họ đều được cộng đồng mạng quan tâm và chia sẻ. Do đó, nếu phát huy được vai trò của họ và tranh thủ được họ thì đây sẽ là một trong những chủ thể không kém phần quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH ở Việt Nam.

Giới trẻ nguồn lực quan trọng cho quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ là những “cư dân mạng” thường xuyên tương tác qua các MXH. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến họ, giúp họ hiểu đúng nền tảng tư tưởng của Đảng thì họ sẽ là một trong các lực lượng đông đảo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH hữu hiệu nhất.

Tác giả: Trương Lương Thư


Ý kiến bạn đọc


Mất gần 1 tỷ đồng vì cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”

(VnMedia) - Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ, nhân viên của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gọi điện hướng dẫn người dân Cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”. Nhiều người do chủ quan đã sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền lớn khi cài đặt phần mềm giả mạo này.

VNPT miễn phí trải nghiệm bộ mở rộng vùng phủ Wifi Mesh

(VnMedia) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng sử dụng Internet VNPT sẽ được miễn phí trải nghiệm những dòng thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh mới nhất của nhà mạng.

Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.

Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Bộ Y tế nỗ lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06

(VnMedia) - Nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế, nỗ lực triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử...