Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ qua việc giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia

0
0

 - Cuộc giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia có tác động lan tỏa, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ quyết tâm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Chiều 7/8, Đoàn giám sát “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tổ chức Phiên họp thứ 3.

Phiên họp nhằm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo kết quả giám sát bước đầu để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 25 tới.

Các thành viên Đoàn giám sát tham dự cuộc họp
Các thành viên Đoàn giám sát tham dự cuộc họp

Thông tin về kết quả giám sát sơ bộ trên địa bàn 5 tỉnh: Sóc Trăng, Quảng Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan nêu rõ, sau 2 năm triển khai thực hiện, 3 CTMTQG, trong đó có CTMTQG giảm nghèo bền vững, việc ban hành VBQPPL và văn bản chỉ đạo,  quản lý và triển khai ở cả trung ương và địa phương còn có khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tuy việc tháo gỡ, xử lý đã được triển khai nhưng còn chậm, nhất là việc sửa đổi, bổ sung một số quy định, hướng dẫn chi tiết thực hiện 3 CTMTQG còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Công điện 71/CĐ-TTg và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG, chưa đồng bộ, cá biệt có khó khăn, vướng mắc đã được kiến nghị nhưng chưa được giải quyết.

Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới chưa bền vững; có biểu hiện chạy theo thành tích. Qua đi thực tế làm việc tại một số địa phương cho thấy, các tiêu chí nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển bền vững còn chưa ổn định và nâng cao, nhất là các tiêu chí: 9 về nhà ở dân cư, 10 về thu nhập, 11 về nghèo đa chiều, 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn…

Đối với kết quả giám sát tại các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ rõ những vướng mắc chung của 03 CTMTQG, trong đó hệ thống khung pháp lý và các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện giai đoạn 2021-2025 của Trung ương lớn, ban hành chậm, chưa đồng bộ nên khó khăn trong việc nghiên cứu và triển khai tại địa phương; Việc phân bổ vốn ngân sách trung ương chậm, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các CTMTQG và giữa các CTMTQG với các Chương trình, dự án khác khó thực hiện; tỷ lệ giải ngân vốn thấp…

Từ những vướng mắc đó, Đoàn công tác số III đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện 3 CTMTQG; Chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp sớm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các Thông tư, văn bản hướng dẫn, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP…

Về kết quả giám sát sơ bộ trên địa bàn các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc của địa phương, tập trung làm rõ hơn được quy trình, thủ tục, nội dung các bước trong việc Lập và giao Kế hoạch thực hiện giai đoạn 05 năm và hằng năm (cụ thể hơn về thời gian thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, UBND các cấp). Bổ sung thêm quy định cho phép HĐND tỉnh phân cấp cho HĐND cấp huyện trong việc điều chỉnh kế hoạch danh mục đầu tư thực hiện CTMTQG giai đoạn và hằng năm. Đồng thời Chính phủ đã giao cho các Cơ quan chủ chương trình thông báo vốn sự nghiệp cả giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương, để địa phương có cơ sở giao vốn cho các dự án thực hiện cho cả giai đoạn (trước đây chưa có).

Còn nhiều cơ quan, bộ ngành, địa phương chưa gửi báo cáo

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, về cơ bản, đến nay các hoạt động của Đoàn giám sát được triển khai theo đúng kế hoạch đã ban hành, bảo đảm thời gian, tiến độ để báo cáo kết quả giám sát với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023.

Để kịp có thông tin, số liệu phân tích, đánh giá phục vụ giám sát, Đoàn giám sát đã yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương gửi báo cáo làm 2 đợt. Tính đến ngày 5/8/2023, các Tổ giúp việc đã làm việc và có báo cáo kết quả làm việc với 11 bộ ngành và 15 địa phương gửi Đoàn giám sát.

Các báo cáo của Tổ giúp việc đã đánh giá, phân tích rất sâu sắc về tình hình triển khai thực hiện, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện các CTMTQG; trên cơ sở đó kiến nghị nội dung cụ thể cho Đoàn giám sát làm việc. Theo kế hoạch, Đoàn giám sát sẽ làm việc với Chính phủ vào cuối tháng 8/2023.

Tuy nhiên, đến ngày 1/8/2023, mới có 9 bộ ngành gửi báo cáo, trong đó Bộ Tài chính gửi chậm 15 ngày. Hiện vẫn còn 3 cơ quan chưa gửi báo cáo gồm: Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận Phiên họp

 

Đối với địa phương, mới có 44/63 tỉnh, thành phố có báo cáo chung; 29/51 tỉnh có báo cáo về Chương trình DTTS&KMN; 35/63 tỉnh có báo cáo về Chương trình xây dựng nông thôn mới; 35/63 tỉnh có báo cáo về Chương trình giảm nghèo bền vững.

Như vậy, việc các bộ ngành và địa phương gửi báo cáo chậm, muộn đã làm ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ và các hoạt động của Tổ Công tác, Đoàn giám sát trong việc xây dựng báo cáo giám sát gửi UBTVQH, nhất là 2 báo cáo rất quan trọng của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến nay vẫn chưa có báo cáo.

Báo cáo kết quả giám sát sơ bộ nhấn mạnh, việc Quốc hội tổ chức giám sát ngay khi các CTMTQG mới bắt đầu triển khai thực hiện đã có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các CTMTQG trong bối cảnh các Chương trình này đang triển khai rất chậm.

“Cuộc giám sát có tác động lan tỏa, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ quyết tâm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các CTMTQG; qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.” - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội nói.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Khởi động Chương trình Tăng tốc Chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam

(VnMedia) - Cisco cho biết sẽ triển khai các dự án thí điểm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở hạ tầng quốc gia, khu vực công và hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia - CDA (Country Digital Acceleration).

Giá vàng thế giới tăng mạnh, vàng nhẫn tròn trơn tiến gần mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh tới gần 31 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Tin tặc giả mạo thông báo lỗi Google Chrome, Word để lừa người dùng

(VnMedia) - Một chiến dịch phát tán mã độc mới đang giả mạo các thông báo lỗi của Google Chrome, Word và OneDrive để lừa người dùng chạy các tập lệnh PowerShell độc hại nhằm cài đặt phần mềm độc hại.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo cho vay tiền qua iCloud

(VnMedia) - Dịch vụ cho vay tiền qua iCloud ngày càng nở rộ bởi việc xác minh thông tin khách hàng và thủ tục vay tiền không quá phức tạp. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là chiêu trò cho vay nặng lãi “biến tướng”...

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng theo thế giới

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (20/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng phiên thứ 2. Trong nước, cuối phiên giao dịch chiều qua (19/6), giá vàng nhẫn tròn trơn của thương hiệu Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.