Phát triển công nghiệp CNTT ở Đà Nẵng sẵn sàng cho thành phố thông minh

0
0

 - Hạ tầng CNTT - truyền thông tại TP Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, được mở rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao đáp ứng các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và sẵn sàng cho việc triển khai xây dựng thành phố thông minh.

Phát triển công nghiệp CNTT là thúc đẩy phát triển sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ số bao gồm các sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung thông tin số. Thời gian qua, TP Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp CNTT, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng CNTT - truyền thông; tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số.

Đến nay, hạ tầng CNTT - truyền thông tại TP Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, được mở rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao đáp ứng các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và sẵn sàng cho việc triển khai xây dựng thành phố thông minh.

Theo Kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, hiện tại trên đại bàn TP Đà Nẵng có 03 khu CNTT tập trung đã được Thủ tướng công nhận và có 01 khu đang triển khai xây dựng.

Khu công nghiệp CNTT tập trung Đà Nẵng
Khu công nghiệp CNTT tập trung Đà Nẵng

Cụ thể:

Khu CNTT tập trung CVPM Đà Nẵng nằm tại tòa nhà 02 và 15 Quang Trung, Hải Châu, được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2008, diện tích đất là gần 11.0002, tổng mức đầu tư là 161 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đã được công nhận là khu CNTT tập trung. Tổng diện tích mặt bằng đưa vào sử dụng tại Khu CVPM Đà Nẵng là hơn 9,3ha, mức độ lấp đầy toàn khu là 99%, thu hút được 66 doanh nghiệp, với 2.000 nhân lực làm việc, thu nhập bình quân 16 triệu đồng/tháng/lao động; trong đó có 19 doanh nghiệp nước ngoài và 1 doanh nghiệp Đài Loan, 01 doanh nghiệp ỹ, 01 doanh nghiệp Úc và 16 doanh nghiệp Nhật. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất phần mềm (70%), tự động hóa (10%) và lĩnh vực khác (20%).

Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 (xã Hòa Liên, Hòa Vang) được đưa vào hoạt động nă 2019 với diện tích 131ha, tổng mức đầu tư hơn 666 tỷ đồng và đã được công nhận là Khu CNTT tập trung năm 2020; chủ đầu tư là Công ty Cổ phần phát triển khu CNTT Đà Nẵng.

Hiện nay, khu này đã được khánh thành và đi vào hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT, đang chuẩn bị đầu tư 16 line lắp ráp và 16 line SMT gồm 2 máy quy mô mỗi nhà máy 8.000m2, chủ đầu tư dự án đang kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào hoạt động trong Khu CNTT Đà Nẵng.

Khu CNTT tập trung - Khu phức hợp Văn phòng FPT (đường Na Kỳ khởi nghĩa, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn) do công ty TNHH Phần mềm FPT miền Trung là chủ đầu tư đã đưa vào hoạt động từ năm 2016 với 6.000 người làm việc.

Dự án Khu CVPM số 2 - giai đoạn 1 (đang thi công xây dựng) thuộc địa bàn phường Thuận Phước, quận hải Châu có diện tích hơn 28.500m2, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 986 tỷ đồng; Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng. Dự kiến, Khu CVPM số 2 đáp ứng cho hơn 6.000 nhân sự CNTT, công nghệ số.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện còn có 3 khu CNTT đang thực hiện chủ trương đầu tư. Đó là Dự án Không gian sáng tạo phường Hòa Xuân (Cẩm Lệ). Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Thứ hai là Dự án Khu CNTT Đà Nẵng bay (75 đường Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu) có diện tích hơn 35.0002, vốn đầu tư khoảng 700-1000 tỷ đồng. Dự án thuộc danh mục dự án được trao thông báo giấy phép nghiên cứu đầu tư tại Tọa đàm mùa xuân 2019, chủ đầu tư là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Thứ 3 là tòa nhà Viettel Đà Nẵng (Khu công viên Bắc Tượng Đài quận Hải Châu) có diện tích 11.0002, vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Dự án được trao thông báo cho phép nghiên cứu đầu tư tại Tọa đàm mùa xuân 2019; Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là chủ đầu tư.

Được biết, doanh thu ngành TTTT từ năm 2016-2022 từ 19.913 tỷ đồng lên 34.293 tỷ đồng, trong đó doanh thu công nghiệp CNTT từ 13.034 tỷ đồng lên 20.920 tỷ đồng.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.