Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nâng cao vị thế nhà giáo

0
0

Ngày 15/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".

 

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc tới vinh dự cũng như áp lực khi đảm nhận trọng trách Bộ trưởng và thuận lợi quan trọng khi có hơn 1 triệu đồng nghiệp, những nhà giáo bên cạnh.

“Từ khi nhận nhiệm vụ vào đầu năm 2021, tôi đã mong muốn một ngày có thể gặp mặt rộng rãi toàn thể giáo viên trong ngành để cùng nhau chia sẻ, trao đổi về công việc của chúng ta. Vì tôi hiểu một cách sâu sắc rằng, nguồn lực quan trọng nhất của giáo dục là nhà giáo, nhân tố quyết định thành công chất lượng giáo dục là nhà giáo. Chất lượng đội ngũ nhà giáo sẽ quyết định chất lượng đổi mới của ngành giáo dục”, Bộ trưởng bày tỏ.

Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhà giáo đã ủng hộ cho cá nhân Bộ trưởng, ủng hộ cho lãnh đạo Bộ trong việc triển khai các chủ trương, đường lối, ủng hộ cho các quyết sách của lãnh độ Bộ trong suốt thời gian vừa qua; cảm ơn các nhà giáo đã vượt lên khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ để giáo dục đạt được những kết quả khả quan, Bộ trưởng cũng ghi nhận và biểu dương các nhà giáo, các thầy cô vì những đóng góp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong giai đoạn vừa đảm bảo dạy học bình thường, vừa chống dịch Covid-19.

Bộ trưởng khẳng định: Lãnh đạo Bộ GDĐT xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, bền vững nhất, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp. Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành chúng ta. Lãnh đạo Bộ sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo, đổi mới lực lượng nhà giáo.

“Có những việc đã làm đươc, chưa làm được, có thể không làm được nhưng trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của tôi và các đồng nghiệp, các cán bộ quản lý ở Bộ thì luôn luôn đau đáu. Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo”, Bộ trưởng nói.

Gửi tới giáo viên cả nước những mong mỏi, Bộ trưởng nhắc tớ đầu tiên là “Chúng ta cần thực hiện thật tốt chương trình giáo dục 2018, cần coi đây là cơ hội. Đây là phương thức để chúng ta đổi mới toàn diện, thực hiện thành công chương trình mới, giáo dục sẽ bước sang một chương mới, một nền giáo dục thay đổi về chất”.

Nhấn mạnh “những người cũ đang cùng nhau tạo ra cái mới”, Bộ trưởng cho rằng: Vì vậy, điều kiện quan trọng đầu tiên là lực lượng nhà giáo cần phải tự đổi mới, đổi mới bản thân từ quan niệm, nhận thức tới phương pháp, không sợ hãi, e ngại, né tránh đổi mới bản thân. “Chúng ta thống nhất, đổi mới là một quá trình, không thể quá vội vàng, phải từng bước, nhất là phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Cần tiến hành từng bước, sau 3-4 năm đổi mới, nếu từng giáo viên nhìn lại mình mà chưa thấy mình khác so với trước có nghĩa là giáo dục chưa có cái mới”.

Bộ trưởng cũng nhắc tới sự thay đổi trong từng môn học để việc đổi mới đạt được chiều sâu, thực chất. Đồng thời nhấn mạnh tới sự thay đổi về quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa. Theo Bộ trưởng, trong giai đoạn trước việc dạy học phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo khoa là chỗ dựa dẫn tới bị khuôn hẹp, bị khuôn cứng, bị lệ thuộc vào sách giáo khoa. Nhưng sự thay đổi lớn lần này là chương trình là thống nhất toàn quốc, là yêu cầu, sách giáo khoa là học liệu - cũng có thể là học liệu đặc biệt nhưng cần sử dụng sách giáo khoa một cách chủ động, không lệ thuộc, sử dụng một cách linh hoạt, phát huy quyền chủ động của giáo viên.

Sự kiện là dịp để đội ngũ nhà giáo cả nước trao đổi tâm tư, nguyện vọng
Sự kiện là dịp để đội ngũ nhà giáo cả nước trao đổi tâm tư, nguyện vọng

Đề cập tới đội ngũ hiệu trưởng với vai trò là người chỉ huy, người chủ đạo trong việc đổi mới ở cơ sở giáo dục, Bộ trưởng cho rằng: Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì khó có thể hy vọng ở ngôi trường đó đổi mới được. “Hiệu trưởng không phải là một ông quan trong một cơ sở giáo dục, đó là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp. Cho nên mong các hiệu trưởng bắt nhịp với các mục tiêu đổi mới để trở thành những người dẫn dắt công cuộc đổi mới. Triết lý của chương trình mới là tính mở, tính nhân văn, tính chủ động. Nếu tính nhân văn, tính chủ động đó không được phát huy ở đội ngũ hiệu trưởng, thì nhân văn, chủ động đó chỉ dừng ở cổng trường”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ góc độ truyền thông để phụ huynh, xã hội chia sẻ,  thấu hiểu với ngành, Bộ trưởng mong rằng, 1,6 triệu nhà giáo cần nói được công việc mà mình đang làm, cần thể hiện được những gì đã cố gắng, nói thật rõ những gì đang vướng, những gì cần chia sẻ. “Với các xấu trong nội bộ chúng ta có thể lên tiếng để chống, với các tốt, cái được trong ngành chúng ta cần nói rõ. 1,6 triệu người nói sẽ có hiệu quả hơn là riêng Bộ trưởng nói”.

Về những việc Bộ GDĐT sẽ làm cho nhà giáo trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết: Bộ sẽ rà soát hệ thống chế độ chính sách. Việc xây dựng Luật Nhà giáo trong thời gian tới có thể sẽ mang lại cho chúng ta những chuyển biến tích cực về thể chế. Ngoài ra, cũng sẽ tiếp tục kiến nghị và làm việc với các Bộ, ngành về việc tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách tăng thu nhập cho giáo viên, tìm mọi cách để tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. Chăm lo cho các đối tượng đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, làm sao những đổi mới của ngành đang làm không dẫn đến làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Bộ GDĐT cũng đang gấp rút các công việc để điều chỉnh Nghị định 116 trong việc đào tạo lực lượng giáo viên, nguồn tuyển cho tương lai. Đang có sử đổi trong Thông tư 16 về định mức giáo viên/lớp. Có rất nhiều việc đang làm để phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bao gồm cả chính sách thi đua khen thưởng. Đang làm mọi việc để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, phát triển hệ thống các trường sư phạm.

Bộ trưởng chia sẻ, “Điều cuối cùng cũng là thông điệp tôi muốn nói với các thầy, các cô hôm nay. Đó là: Chúng ta cần phải kiên định ở con đường, mục tiêu đổi mới, những mục tiêu mang tính chiến lược của ngành. Chúng ta cần kiên trì thuyết phục và vận động phụ huynh, xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành với chúng ta. Chúng ta cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực; kiên quyết theo đuổi mục tiêu chiến lược phát triển con người. Chúng ta cần kiên trinh với nghề giáo, vinh quang của nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt.

Có một người nổi tiếng đã từng nói “thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”, hiện giờ chúng ta đang muốn thay đổi thế giới, điều trước tiên là phải làm cho các thầy cô giáo hạnh phúc, nhưng hạnh phúc trước hết từ ta, do chúng ta. Chúng ta cần bước ngay vào hành trình cùng làm cho chúng ta hạnh phúc; trường học với các học trò thân yêu và hạnh phúc của chúng ta đang chờ ở nơi đó”,


Ý kiến bạn đọc


Thu nhập bình quân người lao động tăng hơn nửa triệu đồng

(VnMedia) - 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(VnMedia) - Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Giá vàng thế giới tăng cao, vàng nhẫn vượt xa mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng cao. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng và vượt qua xa mốc 76 triệu đồng/lượng.

Đã có 8,8 triệu lượt khách quốc đến đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

(VnMedia)- Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19...

Hà Nội nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số

(VnMedia) - Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Đề án 06 trong mọi mặt của công tác chỉ đạo điều hành; Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi)…