TP.HCM: Mỗi địa phương cần chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

0
0

 - Mỗi địa phương cần chủ động nghiên cứu giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, tiếp tục đẩy mạnh phối hợp liên ngành. Mỗi địa phương cùng thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn để kiểm soát dịch bệnh, giảm gánh nặng y tế cho Thành phố.

Đây là chỉ đạo của ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM tại buổi kiểm tra về hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP Thủ Đức. 

Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh làm việc tại UBND TP Thủ Đức (Ảnh: HCDC)

Theo báo cáo nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP Thủ Đức ghi nhận 1.037 ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) và 672 ca bệnh tay chân miệng (TCM), giảm mạnh so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, số ca bệnh TCM trong tháng 6/2023 lại có xu hướng tăng cao hơn gấp 3,6 lần so với tháng 5/2023.

Với đặc điểm địa phương có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp hoạt động, cũng như có nhiều bãi đất trống, nhiều công trình dự án lớn được triển khai với thời gian kéo dài, TP Thủ Đức đã thu hút số lượng lớn người dân từ các tỉnh thành khác đến sinh sống, học tập và làm việc. Điều này được nhận định là gây ra áp lực cho công tác kiểm soát nhà nước về các mặt, trong đó có lĩnh vực y tế, dịch bệnh dễ bùng phát nếu không được kiểm soát kịp thời.

Để chủ động kiểm soát dịch bệnh, ngành Y tế TP Thủ Đức đã triển khai đồng thời nhiều biện pháp, từ giám sát điểm nguy cơ (ĐNC), phát hiện sớm ca bệnh để xử lý kịp thời, tổ chức các lớp tập huấn, đến đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho người dân qua nhiều kênh khác nhau và thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch bệnh theo Nghị định số 117/NĐ-CP.

Kiểm tra thực tế điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức
Kiểm tra thực tế điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức (Ảnh: HCDC)

Tại buổi làm việc, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh đến vai trò của các tuyến y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Mỗi địa phương cùng thực hiện tốt hoạt động phòng, chống dịch bệnh sẽ góp phần cho công tác kiểm soát dịch bệnh, giám gánh nặng y tế cho cả Thành phố. Vì vậy, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh, việc học tập kinh nghiệm từ các đơn vị khác, mỗi địa phương cần chủ động nghiên cứu giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đối với công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh, ông Dương Anh Đức yêu cầu các địa phương cần thực hiện truyền thông một cách ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm nhất, để từ đó tác động đến người dân, không chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp liên ngành để tăng hiệu quả cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Theo ThS. BS. Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, TP Thủ Đức được đánh giá là một trong những trọng điểm về dịch bệnh SXH của TP.HCM. Hiện tại, TP Thủ Đức đã triển khai phân loại, giám sát ĐNC theo đúng hướng dẫn của HCDC. Tuy nhiên, để không bỏ sót ĐNC, địa phương cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của hệ thống chính trị, ban điều hành các khu phố để phát hiện những ĐNC có khả năng gây dịch SXH.

Với những đặc thù về dân cư, TP Thủ Đức cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý trẻ nhập cư, hướng dẫn người dân thực hiện cập nhật thông tin của trẻ trên hệ thống quản lý tại nơi cư trú để tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh TCM cũng như tiêm chủng mở rộng cho trẻ. ThS. BS. Lê Hồng Nga cho biết vi-rút gây bệnh TCM có thể được kiểm soát, bất hoạt bằng các hóa chất khử khuẩn thông thường, nên nhà trường có thể sử dụng Javel hoặc xà phòng để lau rửa các bề mặt, khử khuẩn lớp học, đồ chơi của trẻ. Đặc biệt, nhà trường cần tập trung hướng dẫn trẻ hình thành thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, cũng như tập huấn cho giáo viên, người giữ trẻ chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ mắc bệnh TCM để kịp thời xử lý, hạn chế nguy cơ lây bệnh cho các trẻ khác.

P.V

Ý kiến bạn đọc


Nhiều người vẫn "sập bẫy" làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online

(VnMedia) - Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng. Đa phần đó là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.

Giá vàng thế giới liên tục trồi sụt, vàng nhẫn tăng lên mức cao 

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (5/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York lại đảo chiều đi xuống. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Công nghệ vận hành đứng trước nguy cơ gia tăng đe dọa tấn công mạng

(VnMedia) - Gần một phần ba (31%) các tổ chức công nghệ vận hành (OT) ghi nhận hơn 6 vụ xâm nhập trong năm ngoái, tăng 11% so với năm trước…

Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Trước tình hình tội phạm mạng diễn biến phức tạp, bên cạnh việc các ngân hàng triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin (như theo Quyết định 2345) thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng, tuân thủ đúng các hướng dẫn về sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử an toàn.

Thu nhập bình quân người lao động tăng hơn nửa triệu đồng

(VnMedia) - 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.