Những bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh

0
0

 - Mùa Hè là thời điểm rất thích hợp cho trẻ khám phá, vui chơi và hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vào mùa Hè, thời tiết nóng, đặc biệt độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus... bùng phát.

TS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu. Chính vì vậy, các phụ huynh lưu ý để giúp trẻ phòng bệnh.

Cảm nắng, say nắng

Khi bị nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người sẽ có một ngưỡng đáp ứng khác nhau, khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, sẽ dẫn đến bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng: sốt cao trên 40 độ C, buồn nôn và nôn; da nóng, khô, đỏ; tăng nhịp tim, khó thở; có thể bị ảo giác như nói lắp, không kiểm soát được hành vi, co giật hoặc hôn mê; đau, nhức nhói đầu, thậm chí có thể gây tử vong.

Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm

Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường. Triệu chứng chính của ngộ độc thức ăn là tiêu chảy, đi kèm với nôn ói. Tình trạng nôn ói có thể kéo dài khoảng 1 ngày, trong khi tiêu chảy thường kéo dài lâu hơn, thậm chí là 1 tuần hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng sau: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng…

 

Bệnh tay chân miệng

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch làm nhiều người mắc. Bệnh do coxsackie virus A16 gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Sốt xuất huyết

Bệnh do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nặng hơn, trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khi có các dấu hiệu trên.

 

Rôm sảy

Do thời tiết nóng lực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

Viêm não Nhật Bản, Sởi, Thủy đậu

Thời tiết mùa hè nóng nực là cơ hội để bệnh viêm não Nhật Bản B có khả năng bùng phát cao. Bệnh do virus Arbo gây ra. Đây là virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người.

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Triệu chứng viêm não Nhật Bản thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Khi trẻ có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.

 

Theo TS Lê Ngọc Duy, bệnh ở trẻ thường có các triệu chứng thầm lặng và tiến triển nhanh, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.