Viên uống chống nắng - Liệu có tác dụng thần kỳ như quảng cáo?

0
0

 - Viên uống chống nắng là một trong những trào lưu mới nhất trong việc bảo vệ da chống ánh nắng mặt trời, tuy nhiên, liệu công dụng của viên uống chống nắng có thần kỳ như quảng cáo, sử dụng như thế nào để không gây hại cho làn da của bạn?

Hiện nay trên các trang mạng xã hội quảng cáo rầm rộ về tác dụng của viên uống chống nắng. Chúng ta không khó để tìm kiếm các sản phẩm viên uống chống nắng được rao bán tràn lan, với đủ các lời chào như "đi nắng, đi biển bất chấp, không đen", "Hỗ trợ làn da từ bên trong mà không cần bôi kem chống nắng thông thường", "Chống nám, ngăn ngừa lão hóa",.... Các loại viên uống chống nắng được nhiều người bán quảng cáo đều là hàng xách tay có xuất xứ Mỹ, Nhật Bản, Đức... có giá bán dao động từ 150.000 đồng - 2.500.000 đồng/hộp tuỳ loại. Hay trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada.

Theo Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), nếu một chế phẩm uống thực sự bảo vệ chống ánh nắng, nó phải được gọi là thuốc và phải được phê duyệt bởi FDA, trong khi đó cơ quan này chưa nhận được bất kỳ hồ sơ đăng ký nào tương ứng với chỉ định này.

Thành phần của nhiều chế phẩm chống nắng trên thị trường hiện nay chủ yếu chứa các chất chống oxy hóa, chứa các gốc tự do ngăn ngừa lão hóa. Thuốc chỉ hạn chế một số phản ứng viêm và hạn chế tổn thương tế bào da khi tiếp xúc với ánh nắng.

Một số thuốc quảng cáo có tác dụng chống nắng “nội sinh”, giảm tổng hợp melanin. Chưa biết thực hư ra sao, nhưng cũng cần lưu ý melanin là chất giúp da phòng vệ chống lại các tia UV, giúp hạn chế tổn thương ADN, từ đó tránh ung thư da. Tác dụng chống melanin, nếu có, chỉ làm da không bị sạm đi nhưng lại dễ bị ung thư hơn.

Viên uống chống nắng không thay thế được kem chống nắng.
Viên uống chống nắng không thay thế được kem chống nắng.

Viên thuốc chống nắng không thể thay thế tác dụng chặn ánh nắng và tia cực tím như các biện pháp che chắn hoặc dùng kem chống nắng. FDA đưa ra cảnh báo về các nguy cơ khi chỉ sử dụng viên thuốc chống nắng như là biện pháp duy nhất để phòng chống nắng mà bỏ qua các biện pháp vật lý khác. FDA cũng nhấn mạnh rằng không có viên thuốc chống nắng nào có thể thay thế được kem chống nắng.

Vì vậy, việc người dùng tin rằng chỉ cần uống viên chống nắng và bỏ qua các biện pháp khác là rất nguy hiểm do nguy cơ ung thư da do nắng.

Theo bác sĩ Phạm Thị Thảo, Phó khoa phụ trách khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, một số trang mạng quảng cáo viên uống chống nắng với công dụng bảo vệ da hoàn hảo từ bên trong là không thực sự chính xác. Viên uống chống nắng có vai trò hỗ trợ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV, tuy nhiên các viên uống này hoàn toàn không thể thay thế được kem bôi chống nắng. Nhiều chị em lầm tưởng và tin vào quảng cáo của viên uống chống nắng có tác dụng kéo dài cả ngày. Vì tin tưởng nên nhiều chị em chỉ uống các viên uống chức năng này mà không bôi kem chống nắng, dẫn đến việc bị sạm da và hiệu quả không như mong đợi.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thảo cũng chỉ ra việc quảng cáo trị nám của viên uống chống nắng là hoàn toàn không đúng. Việc điều trị nám da khá khó khăn, bởi khả năng tái phát rất cao, không có hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy, việc điều trị nám phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và duy trì lâu dài. Để điều trị, chị em cần phải đến thăm khám để biết được mức độ lâm sàng của da, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phân tích về thành phần của viên uống chống nắng, bác sĩ Phạm Thị Thảo cho biết, trong viên uống chống nắng bao gồm có lycopene, beta-carotene, vitamin E, vitamin C - đây là các chất có tác dụng chống lại tác dụng có hại của tia UV nhưng không nhiều, chỉ tương đương kem bôi chống nắng với SPF 15.

Các bác sĩ da liễu khuyên sử dụng viên uống như một biện pháp bổ sung kèm với kem chống nắng để tăng thêm tác dụng bảo vệ. Viên thuốc chống nắng có thể tăng nhẹ ngưỡng chịu bỏng nắng và ngưỡng nhạy cảm với tia cực tím, tuy nhiên, viên thuốc không phải là kem chống nắng và không chặn được ánh sáng mặt trời. Vẫn không có biện pháp nào tốt hơn so với việc bôi kem chống nắng lên mặt, cổ, tai, mặt trên của bàn tay vào mỗi buổi sáng và lặp lại nhiều lần mỗi ngày. Đối với những người làm việc lâu dài ngoài trời, cần bôi kem chống nắng lên cơ thể. Tốt nhất là sử dụng kem chống nắng bôi da có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Hơn nữa, không phải chỉ vào mùa nắng, ngày nắng mới cần sử dụng kem chống nắng. Theo các bác sĩ da liễu, cần sử dụng kem chống nắng trong mọi thời tiết, do khoảng 80% ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua các đám mây, ngay cả trong ngày trời râm mát hay ngày mưa, mùa đông cũng như mùa hè.

MT

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.