Sửa Luật Đất đai: Cần đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số

0
0

 - “Vì nhiều yếu tố đặc thù, phương án tốt nhất là có một mục riêng về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.” – ĐB tỉnh Cà Mau Nguyễn Duy Thanh nêu ý kiến.

Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ĐB Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) cho biết, đối với Điều 17 trách nhiệm của nhà nước về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, ĐB đề nghị quy định chính sách nên áp dụng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho phù hợp, đúng theo tinh thần Kết luận 65 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 88 của Quốc hội, thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo ĐB Nguyễn Duy Thanh, đồng bào dân tộc thiểu số hiện cư trú ở trên 5.226 xã, trong khi vùng đặc biệt khó khăn chỉ có 1.500 xã. Các xã đặc biệt khó khăn hiện đang giảm hàng năm, trong khi thực tế đây vẫn là vùng khó khăn, diện đồng bào thiếu đất nằm ở cả các xã khu vực 1, khu vực 2 và cả các xã về đích nông thôn mới.

Cùng với đó, diện các xã đặc biệt khó khăn thay đổi theo từng năm và từng giai đoạn, có ra, có vào theo các tiêu chí quy định, nhất là về chuẩn nghèo, dẫn đến sự bất cập trong áp dụng chính sách, dẫn đến sự phức tạp và bất bình đẳng.

Thứ ba, vùng đặc biệt khó khăn, phần lớn không còn có đất hoặc rất ít quỹ đất. Bình quân đầu người khu vực miền núi phía Bắc trung bình chỉ có 300 m2/người. Do vậy, việc cấp đất, giao đất cho người dân nhiều nơi là bất khả thi và cần có giải pháp phù hợp.

Theo ĐB Nguyễn Duy Thanh, vấn đề hồ sơ pháp lý về đất đai với đồng bào rất quan trọng, do hầu hết chưa được đầy đủ do chưa nhận thức hết quyền lợi, trách nghiệm và cơ bản là không có tiền để chi trả các khoản phí, lệ phí. Điều này gây bất lợi và thiệt hại cho người dân khi bị thu hồi đất bị lấn chiếm, chiếm dụng, mua bán vì thiếu cơ sở pháp lý. Do vậy, ĐB đề nghị bổ sung vào khoản 2 một mục quy định trong chính sách của Nhà nước bảo đảm ngân sách hỗ trợ miễn, giảm tiền đo đạc, phí, lệ phí để hoàn thành hồ sơ pháp lý về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

ĐB Nguyễn Duy Thanh
ĐB Nguyễn Duy Thanh góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai

Tại Điều 61 về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Điểm b khoản 2 cần bổ sung chỉ tiêu đất để giải quyết đất ở, đất sản xuất, kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tại khoản 2 Điều 62 về quy hoạch đất cấp huyện để bảo đảm thống nhất.

“Theo tôi, vì nhiều yếu tố đặc thù, phương án tốt nhất là có một mục riêng về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.” – ĐB tỉnh Cà Mau nêu ý kiến.

ĐB Nàng Xô Vi (Kon Tum) khi góp ý cho Dựt hảo Luật Đất đai nhấn mạnh: Hiện nay, hầu hết diện tích đất nông nghiệp đã được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các chủ sử dụng. Trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai, diện tích đất chưa sử dụng phần lớn là đất dốc và đã qua sử dụng để canh tác nương rẫy, chất lượng đất bị suy giảm.

Vì vậy, việc khai thác diện tích đất chưa sử dụng này để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn. Nếu thực hiện, cần mức đầu tư lớn vào để khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, tuy nhiên chất lượng đất không tốt để phục vụ canh tác.

“Tổng hợp thông tin từ các tỉnh cho thấy, nhiều địa phương cho rằng nguồn quỹ đất còn rất ít và mức hỗ trợ tạo quỹ đất còn thấp, do đó khó khăn cho việc thực hiện tạo thêm quỹ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.” – ĐB Nàng Xô Vi cho biết.

Mặt khác, theo ĐB, trong thời gian qua, cả nước đang tập trung triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, trong thời gian tới địa bàn vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ giảm nhiều. Theo mục tiêu của Nghị quyết số 88, Quốc hội XIV là đến năm 2030 vùng dân tộc thiểu số miền núi không có thôn, xã đặc biệt khó khăn. Như vậy, đối tượng áp dụng chính sách được thụ hưởng sẽ bị thu hẹp rất nhiều so với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 dự thảo luật.

Từ phân tích trên, ĐB đề nghị sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 17 dự thảo luật về trách nhiệm của nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng mở rộng đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhà nước bảo đảm về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng, đất sản xuất phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

Thứ hai, ngoài các chính sách hiện hành, cần tạo thêm quỹ đất từ diện tích thực tế đang có của các địa phương vào sử dụng đất để giải quyết nhu cầu sản xuất của các hộ gia đình đang thiếu đất sản xuất, trong đó tập trung vào quỹ đất nông nghiệp do xã, cộng đồng dân cư quản lý, đặc biệt là diện tích do các nông, lâm trường đã bàn giao về cho địa phương quản lý.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.