Những bệnh tiềm ẩn tại các bể bơi mùa hè

0
0

 - Mùa hè đến, nhu cầu đi bơi tại các bể bơi công cộng tăng cao, sự đông đúc tại các bể bơi, sự thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung của nhiều người bơi là “cơ hội” để các bệnh truyền nhiễm phát triển.

Chị Nguyễn Thanh Hương ở An Khánh, Hà Nội chia sẻ, vào những ngày hè nóng nực, buổi chiều chị thường cho 2 con nhỏ đi bơi ở bể bơi công cộng gần nhà. Mặc dù cũng biết bể bơi khá đông, dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm nhưng đang thời điểm nghỉ hè, thi thoảng chị vẫn chiều theo sở thích của các con mình. Khi về nhà, chị luôn nhắc các con tắm lại thật sạch sẽ…

Anh Nguyễn Quang Hòa, ở Cầu Giấy cho hay, anh có sở thích đi bơi từ nhiều năm nay, các hồ bơi thường đông đúc và người bơi có nhiều thành phần khác nhau (người khỏe mạnh, người có bệnh về da…), việc va chạm khi bơi là điều không tránh khỏi. Có 1 lần đi bơi về, người anh Hòa bỗng dưng có nhiều nốt đỏ, ngứa và phồng rộp, đến Bệnh viện Da liễu khám thì bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm da do lây nhiễm. Từ đó, anh đành phải từ bỏ sở thích đi bơi của mình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, bể bơi được coi là nơi dễ bị ô nhiễm nhất, do bị tác động bởi môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, nước mưa hay phân chim... Cùng với đó, nguồn thải ô nhiễm ra bể bơi còn có các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết từ cơ thể người đi bơi như mồ hôi, nước tiểu, nước bọt...

TS.BS. Phạm Ngọc Đông, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt TW cho biết: "Nguyên tắc của bể bơi công cộng là phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng nước, nồng độ hóa chất tẩy rửa, yếu tố vật lý như nồng độ, vi sinh. Mặc dù vậy bể bơi công cộng là nơi tập trung đông người, đôi khi là quá tải nên khó thực thi các tiêu chí về vệ sinh an toàn. Ngoài ra còn chưa kể đến ý thức giữ vệ sinh chung, việc làm sạch cơ thể trước khi xuống bể bơi của nhiều người con chưa tốt, hoặc thậm chí nhiều người còn thiếu ý thức khi khạc nhổ, tiểu tiện luôn ra bể bơi hay đi bơi khi đang mắc các bệnh ngoài da, bệnh viêm nhiễm. Đó chính là những nguyên nhân gây nên sự rắc rối khi đi bơi".

Cũng theo BS. Đông, khi đi bơi tại bể bơi công cộng có thể gặp một vài căn bệnh phổ biến. Đầu tiên, bệnh lý mà hay gặp nhất đó là các bệnh về mắt. Trên cơ thể, mắt sẽ nhạy cảm hơn nhiều khi phải tiếp xúc với nước chứa hóa chất, vi khuẩn. Từ đó khó chống lại việc bị viêm nhiễm. Nhiều người bơi xong mắt có biểu hiện nhức nhối, khó chịu như đau mắt đỏ, mắt nhức kèm chảy nước mắt. Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là các bệnh thường gặp, thậm chí đau mắt hột cũng sẽ gặp khi bơi lội ở bể bơi quá đông người, nước không được thay thường xuyên hay khi bơi ở sông suối, ao hồ. Khi gặp căn bệnh này, biểu hiện ban đầu là mắt thấy cộm, ngứa, chảy nước mắt, kích ứng với ánh sáng, sau đó mắt sẽ sưng đỏ, đau và ra nhiều ghèn.

Nguồn nước tại các bể bơi công cộng không đạt chuẩn, hệ thống khử nước không đảm bảo và nước không được thay thường xuyên… chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây ra một số bệnh trên da như: viêm da dị ứng, viêm nang lông, viêm lỗ chân lông, nấm… Đặc biệt là thói quen xấu của một số người khi đi tiểu vào ngay trong nước bể bơi, khạc nhổ nước bọt bừa bãi, khiến cho nước dễ bị ô nhiễm…

Theo quy định, các hồ bơi không được phép cho những người mắc các bệnh truyền nhiễm vào hồ. Người đến bơi phải được tắm rửa trước khi xuống hồ... Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hồ bơi không thực hiện chặt chẽ những quy định này, ai có nhu cầu bơi cũng đều vào được.

Hiện nay, bơi lội vừa thư giãn, vừa nâng cao sức khỏe là nhu cầu không thể thiếu của nhiều người, tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho mình và mọi người thì người đi bơi cần có ý thức chấp hành các biện pháp giữ vệ sinh chung của bể bơi; tắm gội sạch sẽ trước khi xuống bể, không tiểu tiện, khạc nhổ ra bể; không nên đi bơi khi cơ thể không khỏe mạnh, có các bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm…

Để phòng các bệnh về mắt nói chung, BS. Đông khuyến cáo khi đi bơi nên chọn các bể bơi an toàn. Khi bơi nên sử dụng kính để bảo vệ mắt, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý sau khi bơi. Những người có bệnh lý viêm nhiễm ở mắt không nên đi bơi vì có thể lây lan cho người khác.

Cơ quan quản lý bể bơi cũng nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bể bơi, thay nước thường xuyên, không nên lạm dụng hóa chất sát khuẩn nước, cung cấp đầy đủ nước tắm, xà phòng... cho người bơi, tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi.

P.V

Ý kiến bạn đọc


Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

(VnMedia) - Đứng trong Top 10 của 2 lĩnh vực bình chọn và danh sách Nhóm Câu lạc bộ nghìn tỷ tại lễ trao giải Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023, VNPT tiếp tục khẳng định vị trí doanh nghiệp đầu ngành CNTT và Truyền thông.

Cử tri Hà Nội kiến nghị sửa đổi Nghị định, thông tư về định giá đất

(VnMedia) - Cử tri huyện Đông Anh kiến nghị đại biểu Quốc hội xem xét đề nghị các Bộ, ngành tham mưu sửa đổi, thay thế Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư…

Chung cư mini đua nhau “khoác” thang thoát hiểm cạnh cửa sổ, Bộ Xây dựng nói gì?

(VnMedia)- Sau vụ cháy thảm khốc khiến 56 người chết, nhiều chủ các khu chung cư minin ở Hà Nội đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà do mình xây dựng khi chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất bằng cửa chính nên đã lắp thêm thang thoát hiểm bằng sắt thép gần cửa sổ các căn hộ.

Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

(VnMedia) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

NATO chuẩn bị tập trận lớn nhất, Nga nghiêm khắc cảnh báo

(VnMedia) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cáo buộc NATO đang diễn tập cho một cuộc xung đột quân sự với Moscow, khi liên minh quân sự phương Tây do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.