Đại biểu Quốc hội “hiến kế” để thị trường bất động sản không nhiễu loạn

0
0

 - Theo đại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường, muốn cho thị trường bất động sản không có tình trạng nhiễu loạn, không có những yếu tố lừa đảo như vừa qua thì luật Kinh doanh BĐS phải tập trung quy định rất chặt chẽ về môi giới, cụ thể là phải thông qua sàn giao dịch BĐS…

Trong khi rất nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định các giao dịch bất động sản phải giao dịch qua sàn mà chỉ cần qua công chứng là đủ, thì ĐB Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) không đồng ý với quan điểm này. “Chúng ta biết rằng bất động sản là một hàng hóa rất quen biết với tất cả mọi người, nhưng bây giờ khi đưa vào giao dịch trên thị trường thì nó lại là một hàng hóa rất đặc biệt. Ngay các đại biểu Quốc hội ngồi trong hội trường này, tôi xin hỏi rằng bao nhiêu đại biểu Quốc hội có thể tự mình đi mua bán bất động sản, mua bán nhà mà không cần nhờ đến một người thứ ba?  Tôi nghĩ rằng rất ít, không biết được bán ở đâu, không biết rằng thủ tục ra làm sao, không biết rằng khả năng pháp lý của bất động sản như thế nào” - ĐB Hoàng Văn Cường đặt vấn đề.

Theo vị ĐB đoàn Hà Nội, trên thị trường bất động sản, có 3 bộ phận cấu thành: Một là người mua, hai người bán và ba là người môi giới. “Đây là 3 yếu tố chủ thể của thị trường bất động sản hoàn chỉnh. 3 yếu tố này không thể thiếu khi cần có một thị trường hoàn chỉnh và chúng ta dù có không quy định là phải qua môi giới thì trên thực tế, người dân khi đi giao dịch bất động sản vẫn cứ tìm đến một người trung gian là những người môi giới, vấn đề làm sao tìm được người nào chuyên nghiệp.”

ĐB Hoàng Văn Cường
ĐB Hoàng Văn Cường

ĐB Hoàng Văn Cường cho biết, trên thế giới, những nước có thị trường gọi là hoàn chỉnh thì quy định môi giới là một nghề chuyên nghiệp và quy định rất khắt khe, trách nhiệm của môi giới rất lớn. Khi hàng hóa bất động sản đưa giao dịch thì người môi giới phải kiểm tra đảm bảo tính pháp lý, nếu rủi ro pháp lý, người môi giới phải chịu trách nhiệm, phải kiểm tra về mặt giá cả thị trường, nếu nó không phù hợp thị trường mà 2 người mua, bán với nhau mà khai giá gian thì sàn giao dịch phải phát hiện.

“Như vậy là người mua, người bán gần như người ta đã qua sàn rồi, người ta yên tâm, không phải quan tâm lo về rủi ro, gần như là người ta không phải chạy đi, chạy lại như chúng ta và sàn rất chuyên nghiệp. Sàn chỉ được duy nhất là nhận tiền môi giới, không được phép nhận bất kể một tiền gì chênh lệch với mua bán, không được tham gia vào chuyện đó, đưa vào quy định rất chặt như thế.” – ĐB Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo ĐB Cường, khi người dân đã thông qua các sàn thì “thậm chí chức năng tốt hơn cả văn phòng công chứng hiện nay.”

“Văn phòng công chứng các anh nói chỉ có kiểm tra xem hợp đồng có hợp pháp không, kiểm tra xem giấy tờ bất động sản này có đủ hay không, còn không thể có chức năng kiểm tra các yếu tố khác đảm bảo tư vấn cho người mua và người bán như sàn. Chính vì vậy, muốn cho thị trường bất động sản không có tình trạng nhiễu loạn, không có những yếu tố lừa đảo như vừa qua thì luật này phải tập trung vào quy định rất chặt chẽ về môi giới và khi hoạt động môi giới thông qua một văn phòng mà chúng ta gọi là sàn giao dịch thì sàn này phải chuyên nghiệp, có khả năng để trợ giúp cho người mua, người bán, có khả năng để là cánh tay nối dài của Nhà nước để nắm được thông tin thị trường. Tôi rất mong như thế” - ĐB đoàn Hà Nội nêu ý kiến.

Cũng quan tâm đến sàn BĐS, ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ và quy định cụ thể hơn về sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, về công chứng, đặt cọc, thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản bảo đảm phù hợp lại chủ trương Nghị quyết số 18, cũng để bảo đảm tính khả thi, an toàn pháp lý, không làm phát sinh điểm nghẽn về chính sách cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường bất động sản và phải phù hợp với lại Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

ĐB cũng đề nghị quy định rõ hơn về địa vị pháp lý cũng như điều kiện thành lập, nguyên tắc tổ chức, cơ chế hoạt động và nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, khuyến khích quyền lựa chọn tham gia giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản của doanh nghiệp và người dân; Quy định rõ hơn về mối quan hệ giữa xác nhận giao dịch qua sàn với công chứng và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Quy định thêm về trách nhiệm của chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản để bảo đảm quyền lợi cho người mua.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Cách để được hoàn tiền khi thanh toán cước VNPT qua VNPT Money

(VnMedia) - Khách hàng có thể nhận ngay tới 100 nghìn đồng khi thanh toán cước các dịch vụ của VNPT gồm điện thoại di động, điện thoại cố định, internet, truyền hình MyTV… qua ứng dụng VNPT Money.

VNPT và VKSND tỉnh Quảng Ngãi ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

(VnMedia) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với VNPT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong ngành KSND tỉnh giai đoạn 2024-2027.

Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024

(VnMedia) - Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 369,59 tỷ USD, tăng 16,03% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư với xuất siêu ước đạt 8,4 tỷ USD.

Tấn công ransomware nhắm tới điện thoại Android lỗi thời

(VnMedia) - Một phần mềm độc hại Android nguồn mở có tên 'Ratel RAT' được nhiều tác nhân đe dọa sử dụng rộng rãi để tấn công các thiết bị lỗi thời, một số trong đó nhằm lây nhiễm ransomware.

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.