Chủ tịch Quốc hội: Nguồn nước Mặt chưa được quan tâm, giám sát đúng mức

0
0

 - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước Mặt trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước Mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn…

Chiều ngày 5/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 4 về Luật tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu tại tổ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý "nước Mặt", vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước Mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước Mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt.  Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam, kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tai phiên thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tai phiên thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Cần thống nhất cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Nhấn mạnh về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế quản lý tài nguyên nước như tiểu vùng sông Mê-Kông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Hiện quy định của pháp luật giao quản lý lĩnh vực tài nguyên nước đang quá phân tán, gây phức tạp trong quản lý.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông...”

Cần thành lập một uỷ ban điều phối lưu vực sông

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng cần xây dụng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Việc Quy hoạch quản lý lưu vực sông theo vùng và cần thiết thành lập một uỷ ban điều phối lưu vực sông theo cơ chế phối hợp liên ngành. Nên quy định nguyên tắc trong Luật, đây là vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo nn ninh nguồn nước, gắn đảm bảo an ninh quốc gia khu vực biên giới”.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), tại Tổ 1 (đoàn Hà Nội), đại biểu Nguyễn Thị Lan cho biết, hiện trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có 21 điều khoản giao cho Chính phủ xem xét thi hành. Vì vậy, cần giảm tải các điều khoản đề chờ Chính phủ xem xét mới thi hành.

Ngoài ra, trong dự án Luật cần quy định gộp chung trách nhiệm của các các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác theo phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; quyết định việc hạn chế phân phối nguồn nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết.

Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt thì đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần đưa thêm các giải pháp để đổi phó với vỡ đập, an toàn đập và hồ chứa nước; làm rõ hơn về công trình cấp nước. Bên cạnh đó, cũng cần đề cập rõ hơn trách nhiệm của các Bộ ngành về an ninh nguồn nước.

Về quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, đại biểu Tạ Đình Thi nêu ý kiến, cần có công cụ quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông cũng như đề nghị bổ sung trách nhiệm của các Bộ ngành, Tổ chức lưu vực sông và các bên liên quan trong xác định dòng chảy tối thiểu.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức lưu vực sông, đặc biệt là chức năng về điều tra, đánh giá trữ lượng nước, lập quy hoạch; điều hòa khai thác, sử dụng nước; giám sát khai thác, sử dụng nước, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái… để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước lưu vực sông.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

(VnMedia) - Đứng trong Top 10 của 2 lĩnh vực bình chọn và danh sách Nhóm Câu lạc bộ nghìn tỷ tại lễ trao giải Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023, VNPT tiếp tục khẳng định vị trí doanh nghiệp đầu ngành CNTT và Truyền thông.

Cử tri Hà Nội kiến nghị sửa đổi Nghị định, thông tư về định giá đất

(VnMedia) - Cử tri huyện Đông Anh kiến nghị đại biểu Quốc hội xem xét đề nghị các Bộ, ngành tham mưu sửa đổi, thay thế Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư…

Chung cư mini đua nhau “khoác” thang thoát hiểm cạnh cửa sổ, Bộ Xây dựng nói gì?

(VnMedia)- Sau vụ cháy thảm khốc khiến 56 người chết, nhiều chủ các khu chung cư minin ở Hà Nội đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà do mình xây dựng khi chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất bằng cửa chính nên đã lắp thêm thang thoát hiểm bằng sắt thép gần cửa sổ các căn hộ.

Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

(VnMedia) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

NATO chuẩn bị tập trận lớn nhất, Nga nghiêm khắc cảnh báo

(VnMedia) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cáo buộc NATO đang diễn tập cho một cuộc xung đột quân sự với Moscow, khi liên minh quân sự phương Tây do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.