"Chỉ 100 ngày nhậm chức là đủ để đánh giá một cán bộ"

0
0

 - Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị, với những người mới nhậm chức, chỉ cần có từ 100 ngày trở lên là có thể được đưa vào đối tượng để lấy phiếu tín nhiệm vì “100 ngày là đủ để có thể đánh giá được một cán bộ khi họ nhận nhiệm vụ nào đấy.”

Cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho biết, Điều 6 quy định căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Điểm c khoản 1 bổ sung tiêu chí sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước.

“Theo tôi, chúng ta cần cân nhắc, rà soát và có thể làm rõ hơn nhóm đối tượng có quan hệ gia đình gần gũi với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con có các trường hợp con đẻ, con nuôi, con trước thời kỳ hôn nhân nhưng được thừa nhận, trường hợp con chưa thành niên, con đủ 18 tuổi… Với mỗi trường hợp này đều có những hệ quả pháp lý khác nhau trong những quy định cụ thể.” – ĐB Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, Đại biểu Nga đề nghị làm rõ tiêu chí sự gương mẫu của vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách pháp luật, làm căn cứ đánh giá thì cần có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để tránh việc lợi dụng các yếu tố vi phạm cá nhân của người thân để làm giảm uy tín của họ trong việc đảm nhiệm các chức vụ được giao.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng đề nghị rà soát để bổ sung thêm nguyên tắc công khai đối với hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm như đối với lấy phiếu tín nhiệm để đảm bảo tính thống nhất về mặt nguyên tắc trong 2 hoạt động này cũng như đảm bảo tính minh bạch của hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm.

Nhậm chức 100 ngày là đủ để đánh giá tín nhiệm

Về hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm, góp ý cho Dự thảo, ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cho rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện khi cá nhân bị bỏ phiếu tín nhiệm không còn đủ tín nhiệm, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, quy định miễn nhiệm như dự thảo là chưa phù hợp mà các trường hợp này phải bị bãi nhiệm.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí
ĐBQH Nguyễn Anh Trí

Đóng góp ý kiến, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, trong nghị quyết này có 2 thuật ngữ "vô cùng quan trọng", đó là "lấy phiếu tín nhiệm" và "bỏ phiếu tín nhiệm".

“Khi mở nghị quyết này thì việc quan tâm nhất là phân biệt được hai từ đấy. Đây là 2 thuật ngữ không dễ phân biệt nếu chúng ta đọc không đến nơi đến chốn. Cần ghi thật rõ, dễ hiểu và ngắn gọn.” – Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Theo Đại biểu, Khoản 1 Điều 3 quy định lấy phiếu tín nhiệm là đánh giá mức độ tín nhiệm để đánh giá cán bộ, đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức rồi bỏ phiếu tín nhiệm; miễn nhiệm, bố trí công tác khác thấp hơn, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. “Như vậy là đủ nhưng tôi thấy hơi lộn xộn. Xin soạn lại cho thật rõ, dễ hiểu và khoa học" - đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị.

Về Khoản 2 Điều 3 - bỏ phiếu tín nhiệm, theo Đại biểu Nguyễn Anh Trí, là đánh giá lại vòng 2 ở mức độ tín nhiệm của cán bộ mà khi ở vòng 1 là vòng lấy phiếu tín nhiệm thì mức tín nhiệm thấp, nằm trong khoảng từ 1/2 đến 2/3. Các trường hợp khác, đó là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội để có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội.

“Riêng điểm thứ tư này, tôi cảm thấy rất tiến bộ và phải nói là rất hay. Tôi tin là Nhân dân rất mong đợi điều này. Nhưng các quy định ở khoản 2 Điều 3 này, cách viết như thế này thì rất dễ hiểu là không gắn kết được vấn đề lấy phiếu tín nhiệm ở bên trên. Mong Ban soạn thảo suy nghĩ để soạn lại Điều 3 khoản 2 này cho khoa học" - đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

Về đối tượng, Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị, với những người mới nhậm chức, chỉ cần có từ 100 ngày trở lên là có thể được đưa vào đối tượng để lấy phiếu tín nhiệm vì “100 ngày là đủ để có thể đánh giá được một cán bộ khi họ nhận nhiệm vụ nào đấy.”

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.