6 loại thuốc người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng

0
0

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý và thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị, nhưng tuổi tác làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc trong cơ thể, do đó tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ có hại...

Cho đến nay, điều trị bằng thuốc là hình thức can thiệp y tế phổ biến nhất đối với nhiều bệnh lý cấp và mạn tính do tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng đối với người cao tuổi, những thay đổi sinh lý có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và đào thải thuốc.

Những thay đổi sinh lý này bao gồm tăng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể, giảm khối lượng cơ và thay đổi chức năng gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Những thay đổi này làm người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc, cũng như có thể gây ra các phản ứng bất lợi.

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý và thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị.

Vì vậy, khi dùng thuốc, dù là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ hay thuốc không kê đơn, người cao tuổi đều cần phải rất thận trọng.

Nguyên tắc chung khi dùng thuốc cho người cao tuổi là hạn chế tối đa việc dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc. Nếu phải dùng thuốc, trước khi sử dụng người cao tuổi cần phải hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc, khả năng tương tác với các thuốc khác đang dùng hàng ngày.

Có nhiều loại thuốc có rủi ro tiềm ẩn với người cao tuổi, dưới đây là 6 loại thuốc phổ biến cần thận trọng khi sử dụng:

1. Thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, meloxicam và naproxen được sử dụng phổ biến cả kê đơn và không kê đơn... nên được sử dụng thận trọng ở người lớn tuổi. Khi sử dụng thường xuyên, thuốc làm tăng nguy cơ loét dạ dày và chảy máu dạ dày ở những người trên 75 tuổi hoặc đang dùng các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày như steroid và thuốc làm loãng máu... Ngoài ra, NSAID có thể làm tăng huyết áp, gây tổn thương thận và tăng nguy cơ đau tim.

2. Thuốc kháng histamin an thần

Thuốc kháng histamine an thần như diphenhydramine và doxylamine thường được sử dụng để điều trị dị ứng hoặc mất ngủ. Thuốc có tính kháng cholinergic cao, nghĩa là ngăn chặn chức năng bình thường của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Do đó, thuốc có thể gây khô miệng, táo bón, bí tiểu và lú lẫn. Nhóm thuốc này đặc biệt nên tránh dùng cho những người già mắc chứng sa sút trí tuệ vì có thể gây lú lẫn và mê sảng nặng hơn.

3. Thuốc chống co thắt

Nhóm thuốc này ngăn ngừa co thắt bàng quang, ruột hoặc dạ dày. Thuốc được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt, hội chứng ruột kích thích và say tàu xe. Ví dụ về thuốc chống co thắt là dicyclomine, hyoscyamine và scopolamine.

Giống như thuốc kháng histamine, nhóm thuốc này cũng có tính kháng cholinergic cao, nghĩa là thuốc cũng có thể gây khô miệng, táo bón, bí tiểu và lú lẫn. Ở những người già mắc chứng mất trí nhớ hoặc các vấn đề về tiểu tiện như phì đại tuyến tiền liệt cần đặc biệt thận trọng khi dùng các loại thuốc này.

Nguyên tắc chung khi dùng thuốc cho người cao tuổi là hạn chế tối đa việc dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc

 4. Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần như haloperidol, risperidone, olanzapine và quetiapine có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm nhận thức nhanh hơn và tử vong khi sử dụng cho người già sa sút trí tuệ. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để kiểm soát các hành vi của chứng sa sút trí tuệ, nhưng chỉ nên được sử dụng nếu các lựa chọn an toàn khác không thành công.

5. Thuốc benzodiazepine

Các thuốc benzodiazepin như alprazolam, lorazepam, temazepam và clonazepam được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và lo lắng. Người cao tuổi nhạy cảm hơn nhiều với các tác dụng phụ có hại của các loại thuốc này so với người trẻ tuổi. Thuốc làm tăng nguy cơ mê sảng, té ngã, gãy xương. Ngoài ra, khi được sử dụng thường xuyên, thuốc có thể gây lệ thuộc.

6. Thuốc ngủ

Các loại thuốc trị mất ngủ như zolpidem và eszopiclone thường được dùng để điều trị chứng mất ngủ. Tương tự như các thuốc benzodiazepin, thuốc làm tăng nguy cơ mê sảng, té ngã, gãy xương khi sử dụng cho người lớn tuổi. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng thuốc chỉ mang lại hiệu quả cải thiện tối thiểu cho giấc ngủ.

Nếu người cao tuổi đang dùng hoặc đang cân nhắc dùng một loại thuốc trong danh sách trên, cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Sự hợp tác cẩn thận, chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình, dược sĩ và bác sĩ là cần thiết để xây dựng một chế độ dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất có thể.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/6-loai-thuoc-nguoi-cao-tuoi-can-than-trong-khi-su-dung-16923061413354656.htm


Ý kiến bạn đọc


Việt Nam: Điểm nóng mới của thị trường trung tâm dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương

(VnMedia) - Trên bản đồ thị trường trung tâm dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các sáng kiến của Chính phủ và nhu cầu tăng cao từ các nhà đầu tư nước ngoài. 

Đã có hơn 12 triệu lượt sử dụng VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID - BHXH số

(VnMedia) - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử. BHXH Việt Nam đã và đang tập trung nguồn lực để triển khai thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến...

VNPT tặng iPhone 15 cho khách hàng đăng ký dịch vụ qua oneSME

(VnMedia) - Khi khách hàng hoàn thành mua các sản phẩm có giá trị từ 100.000 VNĐ trở lên trên oneSME trong thời gian diễn ra chương trình ưu đãi sẽ nhận được một mã dự thưởng để tham gia chương trình bốc thăm may mắn…

Giá vàng thế giới bật tăng, vàng nhẫn tròn trơn tiếp tục giảm

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ đảo chiều giảm tới hơn 28 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu cũng để mất 100 nghìn đồng/lượng.

Xem trực tiếp giải quần vợt Wimbledon 2024 duy nhất trên MyTV

(VnMedia) - Wimbledon - Giải quần vợt được mong đợi nhất mùa hè này chính thức khởi tranh mùa giải 2024. Người hâm mộ có cơ hội thưởng thức giải đấu danh giá bậc nhất thế giới trực tiếp và duy nhất trên Truyền hình MyTV của Tập đoàn VNPT.