- Đại học VinUni vừa trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam vinh dự giành được Giải thưởng ISCN Excellence Awards2023 với dự án “Sáng kiến phát triển và cung cấp các giải pháp y tế thông minh dễ tiếp cận trên quy mô toàn cầu”. Đây là Giải thưởngQuốc tế về phát triển bền vững do mạng lưới ISCN (International Suistainable Campus Network) trao tặng.
Giải thưởng ISCN Excellence Awards được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các trường đại học trên toàn cầu trong việc thúc đẩy các chương trình, dự án và sáng kiến bền vững có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. ISCN (International SuistainableCampus Network) bao gồm hơn 100 cơ sở thành viên danh tiếng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có các trường đại học hàng đầu thếgiới, như Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại họcPrinceton, Đại học Pennsylvania…
"Sáng kiến phát triển và cung cấp các giải pháp y tế thông minh dễ tiếp cận trên quy mô toàn cầu” là hợp tác giữa VinUni và Đại học Illinois Urbana - Champaign (UIUC, Hoa Kỳ) tài trợ cho mười dự án nghiên cứu hợp tác để thực hiện nghiên cứu các lĩnh vực thuộc khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, cảm biến sinh học, tin học và các ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe thông minh. Các giải pháp số nhằm tăng cường tính bền vững của hệ thống y tế, giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng trên toàn thế giới.
Tổng kinh phí được Trung tâm Sức khỏe Thông minh VinUni–Illinois (VISHC) đầu tư cho các dự án là 13,5 triệu USD, chủ yếu cung cấpcác giải pháp giám sát và cải thiện sức khỏe cho người dân toàn thếgiới. Dự án cũng sẽ cung cấp chi phí đào tạo cho 50 tiến sĩ, 50 thạc sĩ và hàng trăm trợ lý nghiên cứu tại cả VinUni và UIUC.
Một trong những sản phẩm nổi bật của dự án là “VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh cho người Việt”. Dựán do Quỹ VinIF tài trợ và phát triển bởi Trung tâm VISHC cùng cáccộng sự tại Trung tâm BKAI, Đại học Bách khoa Hà Nội. Giải pháp cung cấp một nền tảng di động cho phép thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu sức khỏe của các cá nhân. Ví dụ, thói quen sử dụng thuốc, nhịp tim, huyết áp, chỉ số chiều cao, cân nặng cũng như các chỉ số sức khỏe quan trọng khác sẽ được thu thập thông qua điện thoại thông minh. Từđó, giải pháp phân tích nhằm đưa các khuyến cáo về việc sử dụng thuốc an toàn, cảnh báo uống nhầm thuốc, uống thuốc ngoài đơn kê và chẩn đoán sớm các bệnh lý.
Chia sẻ về về mục tiêu dự án, Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu, Phó giám đốc Trung tâm Trung tâm Sức khỏe Thông minh VinUni–Illinois (VISHC), đồng chủ nhiệm dự án cho biết: “Các dự án nghiên cứu của chúng tôitập trung giải quyết các thách thức y tế cấp thiết và có tác động trênquy mô lớn. Chúng tôi kết nối chuyên gia trong nước và quốc tế ở nhiều lĩnh vực để phát triển các giải pháp y tế số giá thành rẻ hơn, dễtiếp cận và dễ sử dụng. Đây là cách chúng tôi phổ cập và mang giá trịcủa công nghệ đến với tất cả mọi người, dù họ đến từ đâu, gia cảnhthế nào, nền tảng giáo dục ra sao”.
Giám đốc điều hành Mạng lưới ISCN- Bà Victoria Smith đánh giá: “VISHC là một dự án thú vị, cung cấp một giải pháp sáng tạo cho vấn đề về sức khỏe và phúc lợi ngày càng tăng của người dân, gắn liền với sự bền vững. Với một phương pháp độc đáo về các công nghệ thông minh, dự án này có tiềm năng để nâng cao nghiên cứu y tế và giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng trên toàn thế giới. Với những cam kết và sáng tạo trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí hướng dẫn và hoạt độngcủa ISCN, tôi hy vọng VISHC sẽ là một dự án truyền cảm hứng cho tất cả mọi người”.
P.V