- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố đề thi và đáp án các bài thi đánh giá năng lực năm 2023.
Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023. Ảnh: GDTĐ |
- Bài thi ĐGNL Toán: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Ngữ văn: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Tiếng Anh (Ca sáng): Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Tiếng Anh (Ca chiều): Đề thi chính thức và Đáp án
- Bài thi ĐGNL Vật lí: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Hóa học: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Sinh học: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Lịch sử: Đề thi chính thức và Đáp án.
- Bài thi ĐGNL Địa lí: Đề thi chính thức và Đáp án.
Năm 2023 là lần thứ hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 8 môn thi. Hơn 4.600 học sinh ở nhiều tỉnh, thành đăng ký dự thi, gấp đôi so với năm ngoái.
Đề thi của trường Sư phạm đểu kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Trong đó, đề Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm và 70% tự luận, các môn khác là 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. Điểm thi sẽ được công bố vào tháng 6.
Theo GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phần tự luận nhằm giúp nhà trường đánh giá được khả năng diễn đạt cho người khác hiểu của thí sinh. Đây là tố chất giáo viên cần có.
Về nội dung, đề thi đánh giá năng lực có rất ít câu hỏi nhận biết - mức thấp nhất trong các thang đánh giá, mà chủ yếu ở mức thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Nhiều thí sinh đánh giá đề khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT nhưng kiến thức vẫn nằm trong chương trình học nên không phải ôn thêm bên ngoài.
"Đề có nhiều câu hỏi liên quan đến thực tế nên thí sinh phải tư duy, suy luận nhiều hơn. Ở phần tự luận, chúng em phải chú ý hơn khi trình bày", Nguyễn Kiều Trang, học sinh trường THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc), chia sẻ.
Để đảm bảo tính công bằng, khách quan, ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự phương án lựa chọn (A, B, C, D), tạo thành bốn mã đề ở mỗi bài thi. Câu hỏi tự luận luôn ở cuối bài thi và như nhau đối với mọi mã đề.
Tất cả thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội được đăng ký tối đa hai nguyện vọng vào trường, độc lập với phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét thẳng hay kết hợp.
Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng điểm thi này để đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm TP HCM; các trường Sư phạm thuộc Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng; trường Đại học Vinh (Nghệ An), Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc) và Đại học Quy Nhơn (Bình Định).
Đến nay, 10 cơ sở giáo dục đại học đã thông báo tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả phương thức.
Tổng hợp (Giáo dục thời đại, Lao động, VTC)