Quy chế tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội

0
0

 - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa ký quyết định số 1328/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo đó, Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tuyển sinh đại học chính quy vào các chương trình đào tạo do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng các trường thành viên cấp bằng và các chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng, hai bên cùng cấp bằng (không áp dụng đối với tuyển sinh các chương trình đào tạo liên kết do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng).

Theo quy chế, đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: Đạt ngưỡng đầu vào về chuyên môn, ngoại ngữ và các năng lực khác (nếu có) theo quy định tại Điều 9 Quy chế này; Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Đối với một chương trình đào tạo hoặc một nhóm ngành/ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, đơn vị đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, đơn vị đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.

Các phương thức tuyển sinh gồm: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh của ĐHQGHN và các quy định tại Quy chế này;

Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh đạt ngưỡng đầu vào do ĐHQGHN quy định; Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm; Các phương thức tuyển sinh khác: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt tối thiểu 750/1200 điểm; Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng 6 chỉ A-Level): Thí sinh có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60); Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt tối thiểu 1100/1600 điểm. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT); Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt tối thiểu 22/36 điểm; - Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác (Phụ lục IV) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh. Đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe (Y khoa, Dược học, Răng – Hàm - Mặt và các ngành đào tạo có cạnh tranh cao ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IETLS đạt tối thiểu 6.5 kết hợp với các môn chuyên môn (điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 16 điểm).

Nguyên tắc xét tuyển: Quy đổi điểm ngoại ngữ cộng với điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu công bố (đơn vị có thể quy định thêm các tiêu chí phụ); Tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 6 Quy chế này.

Để đảm bảo chất lượng đầu vào, đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe việc xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực phải kết hợp với kết quả học tập môn Sinh, môn Hóa (tùy ngành) ở cấp THPT theo quy định tại Quy chế này hoặc kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT môn Sinh, môn Hóa (tùy ngành); Đối với các ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài việc xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực phải kết hợp với kết quả học tập cấp THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ; việc sử dụng thí điểm kết quả thi VSTEP - tiếng Anh (bài thi phải được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm đã được Bộ GD&ĐT sử dụng) kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT tối thiểu từ loại Khá trở lên (học sinh được xếp loại từ Khá trở lên theo từng năm học). Tỉ lệ chỉ tiêu và phương thức xét tuyển kết hợp VSTEP do ĐHQGHN quyết định.

Các chứng chỉ quốc tế, chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực, chứng chỉ VSTEP phải còn hạn sử dụng tính đến ngày đăng ký xét tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).

Ngoài các phương thức tuyển sinh trên, một số đơn vị có ngành/chương trình đào tạo, lĩnh vực đặc thù có đối tượng, phương thức tuyển sinh riêng (thi năng khiếu hoặc phỏng vấn kết hợp với kết quả học tập cấp THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực/chứng chỉ quốc tế) cần xây dựng phương án cụ thể, báo cáo ĐHQGHN xem xét, phê duyệt.

Mỗi phương thức tuyển sinh của đơn vị phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của ngóm ngành/ngành, chương trình đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo.

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác): Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn; Một nhóm ngành/ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển; Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một nhóm ngành/ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao phải xét tuyển có điều kiện ngoại ngữ đầu vào: kết quả môn ngoại ngữ trong kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh đạt tối thiểu 5.0 điểm (theo thang điểm 10) hoặc kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quy đổi tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.

Tùy theo yêu cầu của nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo, các đơn vị có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển và các điều kiện phụ (nếu có).

Đối với một nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển: Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

Đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Căn cứ Quy chế này và các phương thức tuyển sinh riêng được ĐHQGHN phê duyệt, các đơn vị xây dựng quy định, hướng dẫn chi tiết quy trình xét tuyển, tổ chức thi năng khiếu/phỏng vấn kết hợp kết quả học tập cấp THPT hoặc kết quả thi đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh (nếu có).


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.