Chủ tịch Quốc hội: Các con số nói lên tất cả!

0
0

 - Nêu rõ những chỉ tiêu tăng trưởng cũng như những chỉ tiêu giảm nhanh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Những con số trên đã nói lên được tất cả mà không cần nhiều lời”…

Ngày 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Báo cáo có nhiều “màu hồng”

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để có thời gian phục hồi, trả nợ, khắc phục nợ xấu.

Đồng thời, cần kịp thời nghiên cứu, sửa đổi điều kiện cho vay sao cho hợp lý hơn; đẩy mạnh khai thác, tận dụng những hiệp định thương mại tự do FTA; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, tối ưu hóa quy trình các thủ tục hành chính liên ngành, tránh đùn đẩy, né tránh thực thi công vụ.

Ngoài ra, theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành cần thực hiện quyết liệt và hiệu quả việc giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Cho ý kiến về báo cáo bổ sung kinh tế - xã hội năm 2022, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, báo cáo của Chính phủ có nhiều “màu hồng”, trong khi đó phân tích về tồn tại, hạn chế, đặc biệt phân tích về nguyên nhân không rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần đánh giá đúng thực chất biểu đồ tăng trưởng của đất nước, không phải tăng trưởng giảm đột ngột từ 8,2 xuống 3,3%, mà từ cuối quý III, quý IV/2022 đã có xu hướng giảm, do vậy cần phân tích những tồn tại một cách khoa học, chặt chẽ và đầy đủ hơn.

Băn khoăn về nhận định “Tình hình kinh tế xã hội tháng 4 tháng đạt nhiều kết quả tích cực” trong báo cáo của Chính phủ “có sát với thực tế?”, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng việc tăng trưởng thấp so với cùng kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế đã bộc lộ rõ như: Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, sự yếu kém của ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm, khả năng chống chịu thích ứng của nền kinh tế bởi tác động bên ngoài còn rất hạn chế… Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, một trong  nguyên nhân đó là giải quyết các tồn tại chậm trong xử lý ngân hàng yếu kém, các dự án yếu kém, hiệu quả giải ngân đầu tư công…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tập trung phân tích cụ thể hơn vào những vấn đề bất cập, nhất là những yếu kém, tồn tại trong nội tại của nền kinh tế, năng lực điều hành quyết định những vấn đề trước các tình huống, các giai đoạn có tính chất đặc biệt quan trọng cần có linh hoạt, quyết đoán, mạnh mẽ hơn, không chỉ ở cấp Chính phủ mà còn ở các bộ, ngành và địa phương.

Các con số “nói lên tất cả”

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao cố gắng, nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan thẩm tra trong xây dựng báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp của  Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện các báo cáo theo hướng ngắn gọn, khái quát hơn, xác thực và khách quan hơn, xúc tích có trọng tâm, trọng điểm, có thêm các định lượng để “các con số tự nói lên tất cả".

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc xây dựng dự toán không sát là vấn đề nhiều năm không được khắc phục, có trách nhiệm một phần của Kiểm toán nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan thẩm tra của Quốc hội; đồng thời bày tỏ lo ngại về quy trình quyết định ngân sách.

Đối với 2023, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải quán triệt, bám sát những nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Trung ương để hoàn thiện báo cáo. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm, cơ bản giữ được ổn định vĩ mô, nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá ổn định, tổng mức bán lẻ tăng đến 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu khác lại giảm nhanh là điều cần phải tập trung suy nghĩ, thảo luận như chỉ số sản xuất công nghiệp, động lực tăng trưởng, số lao động trong khu vực công nghiệp, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Về đầu tư dù nỗ lực cố gắng nhưng cũng chỉ bằng 19% so với dự toán giao. Thu hút FDI giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước 4 tháng, vốn đầu tư thực hiện cũng giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước giảm 5% so với cùng kỳ năm trước;

Xuất khẩu giảm đến 11,8%, nhập khẩu giảm 15,4%. Cán cân thương mại thặng dư nhưng khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 8 tỷ USD, xuất siêu chủ yếu là đầu tư nước ngoài. Lạm phát cơ bản cao hơn chỉ số giá bình quân. Các thị trường vẫn đang vướng mắc, doanh nghiệp và người dân vẫn đang rất khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Những con số trên đã nói lên được tất cả mà không cần nhiều lời. Do đó cần phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ đó mới có giải pháp.

Khó khăn lớn nhất là biểu hiện e ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm

Phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phân tích rõ hơn, kỹ hơn tình hình, hoàn thiện báo cáo.

Về khó khăn nội tại, Bộ trưởng nêu rõ, khó khăn lớn nhất là tình trạng cán bộ có biểu hiện e ngại, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến chậm trễ trong giải quyết công việc.

Về khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết vấn đề khúc mắc là ở dòng tiền, cần có sự hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn. Môi trường đầu tư còn chưa thuận lợi. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay đang có nhiều thủ tục mới phát sinh, nên cần có cuộc tổng rà soát toàn bộ các thủ tục để xem xét những thủ tục nào là thừa, lãng phí, gây cản trở, ách tắc hoạt động của doanh nghiệp, người dân.

Nhấn mạnh việc đạt được mục tiêu tăng trưởng là tương đối khó khăn dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ sẽ tiếp tục tham mưu để có giải pháp phù hợp hơn, hiệu quả hơn để tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề trước mắt, đánh giá khách quan tình hình để linh hoạt ứng phó với biến động kinh tế trong nước và thế giới.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để ổn định thị trường vàng

(VnMedia) – NHNN khẳng định có đủ quyết tâm, nguồn lực, công cụ để thực hiện các giải pháp phù hợp trước mắt và lâu dài để thị trường vàng phát triển ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Xem UEFA Euro 2024 trọn vẹn với những tiện ích trên MyTV

(VnMedia) - Vòng chung kết UEFA Euro 2024 đang ở giai đoạn vòng bảng nhưng đã chứng kiến nhiều diễn biến bất ngờ và ấn tượng. Sở hữu tài khoản MyTV cùng nhiều tính năng, tiện ích thiết thực, khán giả sẽ không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc quan trọng nào của kỳ Euro năm nay.  

Tái xuất chiêu lừa cho vay tiền qua iCloud làm rò rỉ dữ liệu người dùng

(VnMedia) - Cổng không gian mạng quốc gia, do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT vận hành, vừa có cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua iCloud làm rò rỉ dữ liệu cá nhân.

Giá vàng đột ngột giảm sâu sau 3 phiên tăng liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (22/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ giảm mạnh tới hơn 40 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Khởi động Chương trình Tăng tốc Chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam

(VnMedia) - Cisco cho biết sẽ triển khai các dự án thí điểm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở hạ tầng quốc gia, khu vực công và hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia - CDA (Country Digital Acceleration).