Cấp thiết triển khai dự án Hồ chứa nước Ka Pét

0
0

 - Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, đồng thời đề nghị rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục để sớm thực hiện dự án, bảo đảm tính cấp thiết trong bổ sung nguồn nước...

Phát biểu tại phiên thảo luận ngày 30/5 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Đại biểu K’Nhiễu - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng thống nhất cao Báo cáo của Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội về thẩm tra việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Báo cáo thẩm tra cho thấy, việc triển khai dự án đã chậm gần ba năm so với Nghị quyết số 93 của Quốc hội khóa XIV. Ngoài một phần do nguyên nhân chủ quan thì phần lớn là do nguyên nhân khách quan, đặc biệt là thời điểm triển khai dự án là thời điểm cả nước cũng như tỉnh Ninh Thuận đang tập trung cao độ để phòng, chống dịch.

Do đó, để triển khai phối kết quả dự án sử dụng hiệu quả đầu tư, nguồn lực đầu tư công, đại biểu K’Nhiễu đề nghị Quốc hội xem xét cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến hết năm 2023, nghĩa là chậm hơn 1 năm so với Nghị quyết 93, Quốc hội khóa 14.

Bên cạnh đó, đại biểu nhận thấy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tăng gay gắt, hạn hán thường xuyên, nguồn nước khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân thì việc quan tâm đầu tư xây dựng một công trình kỹ thuật phục vụ nước sản xuất, nước tưới cho vùng nông nghiệp, nước thô cho các khu công nghiệp, phòng, chống lũ, cải tạo môi trường và hồ chứa nước cho vùng hạ du là một việc làm hết sức cấp thiết và có ý nghĩa đối với người dân vùng hạn hán.

Để hoàn thành dự án một cách nhanh chóng, bảo đảm tính cấp thiết trong bổ sung nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất cho nông dân, đại biểu K’Nhiễu đề nghị cần phải rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong phê duyệt, thẩm định dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng sự cần thiết của dự án. Đại biểu đề nghị cần bổ sung cơ chế đặc thù và giao UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm 3 do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ ý kiến ĐBQH nêu tại phiên thảo luận
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ ý kiến ĐBQH nêu tại phiên thảo luận

Cho ý kiến về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho biết, đây là công trình đa mục tiêu, với nhiệm vụ cấp nước tưới cho đất sản xuất, cấp nước sinh hoạt, điều tiết nước, giảm lũ, cải tạo môi trường, phát triển du lịch. Đại biểu bày tỏ tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Về các nội dung đặc thù, đại biểu cho rằng, các cơ chế đặc thù này đã được triển khai đối với một số công trình quan trọng, đã đảm bảo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Đại biểu đề nghị cơ quan hữu quan tập trung nguồn lực để triển khai khẩn trương, kịp thời, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ.

Đại biểu Tạ Văn Hạ bày tỏ ủng hộ thống nhất sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét bởi Bình Thuận là địa phương ở khu vực Nam Trung Bộ trời luôn khô hạn. Việc xây dựng dự án sẽ cung cấp được nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của Nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lũ, cải tạo môi trường. Dự án không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực huyện Hàm Thuận Nam mà cả tỉnh Bình Thuận

Đại biểu Tạ Văn Hạ cũng bày tỏ thống nhất với việc tăng nguồn vốn cho dự án và việc cho kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2025.

Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, ngày 14/5/2023, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát phóng sự “Bình Thuận: Người dân đào giếng giữa lòng sông tìm nước” phản ánh tình trạng lòng sông Dinh – con sống lớn nhất tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam đã trơ cạn đáy sau mấy tháng không mưa, nhưng đây cũng là nơi duy nhất người dân có thể đào giếng để tìm nước sinh hoạt. Điều này cũng thể hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét là mong mỏi lớn nhất của người dân nơi đây để không còn nỗi lo về vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 của dự án đối với số vốn như báo cáo để tỉnh Bình Thuận có thêm nguồn lực thực hiện dự án.

Về đề nghị cho phép cơ chế đặc thù để thực hiện dự án, đại biểu thống nhất với đề xuất của Chính phủ và báo cáo của Ủy ban KH,CN&MT về đề nghị Quốc hội giao cho UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý…

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho rằng, dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã có quá trình chuẩn bị kỹ từ lâu, Quốc hội cũng đã bố trí, hỗ trợ nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng đến nay dự án còn tiến hành chậm tiến độ. Đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ nguyên nhân, trong đó tập trung làm rõ các nguyên nhân chủ quan, để rút kinh nghiệm cho quá trình triển khai trong các giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về nguyên nhân chậm tiến độ trong việc thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, thì nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, khắc phục các tồn tại, hạn chế để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Về cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án, Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo, thẩm tra sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, rà soát lại kỹ càng, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiết giảm quy trình thủ tục.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Trước tình hình tội phạm mạng diễn biến phức tạp, bên cạnh việc các ngân hàng triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin (như theo Quyết định 2345) thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng, tuân thủ đúng các hướng dẫn về sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử an toàn.

Thu nhập bình quân người lao động tăng hơn nửa triệu đồng

(VnMedia) - 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(VnMedia) - Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Giá vàng thế giới tăng cao, vàng nhẫn vượt xa mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng cao. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng và vượt qua xa mốc 76 triệu đồng/lượng.

Đã có 8,8 triệu lượt khách quốc đến đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

(VnMedia)- Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19...