Cán bộ tín nhiệm thấp phải xin từ chức chậm nhất 10 ngày sau khi công bố kết quả

0
0

 - Theo quy định về thời hạn và thời điểm tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, cán bộ tín nhiệm thấp phải xin từ chức chậm nhất 10 ngày sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm...

Sáng 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Dự thảo Nghị quyết giữ nguyên kết cấu 18 điều như Nghị quyết số 85/2014/QH13, trong đó sửa đổi, bổ sung 13/18 điều và bổ sung 03 Biểu mẫu mới. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết bao gồm: Phạm vi điều chỉnh; mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm; phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; điều khoản thi hành.

Trình bày tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Nghị quyết số 85/2014/QH13 quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhưng không quy định rõ về thời hạn và thời điểm thực hiện. Điều đó dẫn đến việc tùy nghi, không đồng bộ, thống nhất trong cả nước.

Do đó, Ban Công tác đại biểu đã bổ sung quy định về thời hạn và thời điểm tại Điều 10, Điều 15 và khoản 4 Điều 18 của dự thảo Nghị quyết.

Cụ thể, đối với việc xin từ chức là không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm; đối với việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Trong khi đó, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, thị xã, phường ở nơi không có HĐND thì kể từ thời điểm có đề nghị của HĐND quận, thị xã, Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định trong thời gian tối đa không quá 30 ngày.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Cũng theo Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Ban Công tác đại biểu đề nghị, đối với thành phố Hà Nội thì HĐND quận, thị xã lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND phường.

Lý giải cho điều này, bà Thanh cho biết, hiện nay, việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội quy định “Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm trước HĐND quận, thị xã” nhưng không quy định HĐND quận, thị xã lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND phường.

Trong khi đó, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng thì quy định “HĐND Thành phố lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận”.

Thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về mặt nội dung dự thảo, điều kiện để trình Quốc hội; đồng thời cho ý kiến về các nội dung cụ thể về phạm vi điều chỉnh, bố cục và cách thức thể hiện trong dự thảo; việc mở rộng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm so với Nghị quyết 85/2014/QH13; về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; về hệ quả lấy phiếu tín nhiệm.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc đề nghị Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý tên gọi của Nghị quyết cần bao quát phù hợp với phạm vi và đối tượng điều chỉnh, thống nhất với khái niệm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; làm rõ đối tượng áp dụng, có bổ sung quy định cấm, làm rõ căn cứ đánh giá tín nhiệm bảo đảm thể chế hóa theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị và phù hợp với hoạt động của HĐND và Quốc hội, thể hiện rõ nội dung Quốc hội, HĐND sâu hơn, có cụ thể hơn.

Tổng hợp các vấn đề lớn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh Tờ trình, rồi hoàn chỉnh các hồ sơ để gửi lấy ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi trình Quốc hội.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.