Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

0
0

 - Sáng nay 10/4/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 22.

Tại phiên làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV.

 

Trình bày Tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 16/24 dự án, dự thảo (12 luật, 04 nghị quyết); cho ý kiến 08/24 dự án luật.

Theo Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội, trong năm 2023 Chính phủ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 14 dự án luật. Sau khi điều chỉnh Chương trình thì tổng số là 15 dự án. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội đã xem xét, thông qua 01 dự án, theo đó, Chính phủ tiếp tục phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 14 dự án…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dành nhiều sự quan tâm cho công tác thể chế. Ngoài các phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã tổ chức các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; quy trình cho ý kiến các dự án luật được Chính phủ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn; các dự án khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều được Chính phủ xem xét, thông qua bằng nghị quyết. Các bộ, cơ quan đã cố gắng, đầu tư thời gian, nguồn lực hơn cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, công tác xây dựng pháp luật được bảo đảm liên tục, hiệu quả; chương trình xây dựng pháp luật được triển khai thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất…

 

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình năm 2022 và 2023 còn một số điểm tồn tại, hạn chế như: Một số dự án luật hoặc đề nghị xây dựng luật chưa đảm bảo chất lượng nên chưa được thông qua theo Chương trình hoặc chưa được bổ sung vào Chương trình… Những hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do công tác tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm.

Trên cơ sở các nguyên tắc lập đề nghị Chương trình, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 13 dự án. Cụ thể, với Chương trình Kỳ họp thứ 5, bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 01 kỳ họp đối với 02 dự án, dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; trình Quốc hội cho ý kiến đối với 06 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ.... Đồng thời, với Chương trình Kỳ họp thứ 6, bổ sung trình Quốc hội thông qua 06 dự án, là các dự án đang đề nghị bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 như đã báo cáo ở trên; trình Quốc hội cho ý kiến đối với 03 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi)…

Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2024 gồm 14 dự án. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 05 dự án, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, gồm: 02 dự án đã có trong Chương trình theo Nghị quyết số 50/2022/QH15 của Quốc hội; 03 dự án, đang được đề nghị bổ sung vào Chương trình theo Tờ trình này….

Tại Kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua: 07 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến: 02 dự án (Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi)

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Giá vàng thế giới giảm, vàng nhẫn tròn trơn bật tăng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (29/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm nhẹ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu lại bật tăng 200 nghìn đồng/lượng.

Việt Nam: Điểm nóng mới của thị trường trung tâm dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương

(VnMedia) - Trên bản đồ thị trường trung tâm dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các sáng kiến của Chính phủ và nhu cầu tăng cao từ các nhà đầu tư nước ngoài. 

Đã có hơn 12 triệu lượt sử dụng VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID - BHXH số

(VnMedia) - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử. BHXH Việt Nam đã và đang tập trung nguồn lực để triển khai thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến...

VNPT tặng iPhone 15 cho khách hàng đăng ký dịch vụ qua oneSME

(VnMedia) - Khi khách hàng hoàn thành mua các sản phẩm có giá trị từ 100.000 VNĐ trở lên trên oneSME trong thời gian diễn ra chương trình ưu đãi sẽ nhận được một mã dự thưởng để tham gia chương trình bốc thăm may mắn…

Giá vàng thế giới bật tăng, vàng nhẫn tròn trơn tiếp tục giảm

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ đảo chiều giảm tới hơn 28 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu cũng để mất 100 nghìn đồng/lượng.