7 chính sách về lương, quy định giáo dục có hiệu lực từ tháng 5

0
0

 - 7 chính sách mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, quy định giáo dục... sẽ có hiệu lực từ tháng 5.

Quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành quy định, mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN).

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30.6.2022 sẽ không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Thông tư có hiệu lực từ 30.5

Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm

Thông tư số 08 quy định, khi bổ nhiệm giáo viên từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 2 tiêu chuẩn: Trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.

Giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp hiện được xếp theo Thông tư liên tịch số 20,21,22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề.

Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, giáo viên sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.

Từ 30.5, lương giáo viên sẽ tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm. Ảnh: Lao động

Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ

Thông tư 08 không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ.

Tính từ ngày thông tư có hiệu lực, Bộ chỉ yêu cầu bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học và THCS.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo, giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học, THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.

Điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Thông tư số 08 của Bộ GDĐT, thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được điều chỉnh từ 9 năm xuống còn 3 năm, thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm.

Quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy chế mới chỉ bao gồm: “Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí”.

Sửa đổi quy định cộng điểm ưu tiên

Cũng tại Thông tư 06, Bộ GDĐT đã sửa đổi, bổ sung quy định liên quan điểm ưu tiên THPT cho một số đối tượng thuộc diện 2 và diện 3.

Cụ thể, đối tượng thuộc diện ưu tiên 2 (cộng 0,25 điểm) gồm các trường hợp như: Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;...

Đối tượng thuộc diện ưu tiên 3 (cộng 0,5 điểm) gồm: Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135;..

Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng giáo dục mầm non 

Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT có hiệu lực thi hành từ 25.5.2023, quy định chương trình đào tạo cao đẳng ngành giáo dục mầm non phải được công khai với sinh viên trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học.

Đối với đào tạo chính quy: Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo.

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

Đối với đào tạo vừa làm vừa học: Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo.

Tổng hợp (Lao động, Vietnamnet, VTC)


Ý kiến bạn đọc


Thu nhập bình quân người lao động tăng hơn nửa triệu đồng

(VnMedia) - 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(VnMedia) - Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Giá vàng thế giới tăng cao, vàng nhẫn vượt xa mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng cao. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng và vượt qua xa mốc 76 triệu đồng/lượng.

Đã có 8,8 triệu lượt khách quốc đến đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

(VnMedia)- Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19...

Hà Nội nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số

(VnMedia) - Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Đề án 06 trong mọi mặt của công tác chỉ đạo điều hành; Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi)…