Cuộc chiến Ukraine khiến nhập khẩu vũ khí châu Âu tăng gấp đôi vào năm 2022

0
0

 - Các nhà nghiên cứu hôm nay (13/3) cho biết, nhập khẩu vũ khí vào châu Âu tăng gần gấp đôi trong năm 2022, do các chuyến hàng lớn được gửi đến cho Ukraine. Ukraine hiện đã trở thành điểm đến vũ khí lớn thứ ba trên thế giới.

 

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, với mức tăng 93% so với năm 2021, nhập khẩu vũ khí cũng tăng do tăng chi tiêu quân sự của các quốc gia châu Âu bao gồm Ba Lan và Na Uy.

Theo báo cáo của SIPRI, tỷ lệ nhập khẩu vũ khí dự kiến ​​sẽ tăng tốc hơn nữa.

Ông Pieter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, cho rằng: “Cuộc chiến ở Ukraine đã thực sự khiến nhu cầu vũ khí ở châu Âu gia tăng mạnh mẽ. Điều này sẽ có tác động hơn nữa và rất có thể sẽ dẫn đến việc các quốc gia châu Âu tăng cường nhập khẩu vũ khí”.

Ukraine cho đến năm 2021 vẫn là một nhà nhập khẩu vũ khí không đáng kể. Nhưng vào năm 2022, Ukaine nhanh chóng trở thành điểm đến vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, sau Qatar và Ấn Độ, khi các quốc gia phương Tây chuyển giao vũ khí cho Kiev sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Theo dữ liệu của SIPRI, chỉ riêng Ukraine đã chiếm 31% lượng vũ khí chuyển giao cho châu Âu và 8% tổng lượng vũ khí chuyển giao trên toàn thế giới.

Nhập khẩu của Ukraine, bao gồm cả các vũ khí được viện trợ, đã tăng hơn 60 lần vào năm ngoái, viện nghiên cứu SIPRI cho hay.

Các vũ khí được chuyển giao cho Ukraine chủ yếu là vũ khí lấy từ các kho dự trữ.

Trong số này có khoảng 230 hệ thống pháo của Mỹ; 280 xe bọc thép của Ba Lan; và hơn 7.000 tên lửa chống tăng của Anh, cũng như nhiều thiết bị mới được sản xuất như các hệ thống phòng không, SIPRI cho biết.

Trong bảng xếp hạng thương mại vũ khí toàn cầu, viện SIPRI sử dụng các đơn vị đánh giá của riêng mình, thay vì dùng đồng đô la Mỹ hoặc euro.

Mặc dù rất khó để đưa ra giá trị đồng đô la vì nhiều hợp đồng không rõ ràng, nhưng giao dịch vũ khí toàn cầu có tổng trị giá trên 100 tỷ USD mỗi năm và SIPRI cho biết vào năm ngoái rằng tổng chi tiêu quân sự đã lần đầu tiên vượt quá 2 nghìn tỷ USD.

Mức chi tiêu quân sự ước tính cho năm 2022 của SIPRI dự kiến sẽ được công bố vào tháng Tư.

Sự gia tăng nhập khẩu vũ khí vào Ukraine đã đẩy nhanh một xu hướng đang ngày càng gia tăng vì các quốc gia châu Âu đã bắt đầu tái vũ trang trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Moscow sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014.

Ông Wezeman cho biết, các quốc gia châu Âu "đã đặt hàng hoặc đang lên kế hoạch" trang bị vũ khí từ "tàu ngầm đến máy bay chiến đấu, từ máy bay không người lái đến tên lửa chống tăng, từ súng trường đến radar".

Trong 5 năm qua (2018-2022), nhập khẩu vũ khí của châu Âu đã tăng 47% so với 5 năm trước, trong khi các hoạt động chuyển giao vũ khí trên thế giới đã giảm 5%.

Không giống như châu Âu, tất cả các châu lục khác đã chứng kiến ​​sự sụt giảm nhập khẩu vũ khí trong 5 năm qua.

Có sự sụt giảm rõ rệt ở Châu Phi (-40%) cũng như ở Bắc và Nam Mỹ (-20%). Nhập khẩu vũ khí của Châu Á cũng giảm 7% trong khi Trung Đông giảm -9%.

Trong một sự thay đổi lớn khác, Trung Đông đã trở thành điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu vũ khí trong năm qua, chiếm 32% tổng số thế giới.

Trung Quốc đã vượt qua Châu Á-Châu Đại Dương, nơi đứng ở vị trí đầu tiên trong nhiều năm nhưng đã tụt xuống vị trí thứ hai vào năm 2022, với 30% tổng số và Châu Âu xếp sau với 27%.

SIPRI cho biết Trung Quốc đang tiếp tục chi mạnh tay cho quân đội nhưng lại tăng cường sản xuất vũ khí trong nước, dẫn đến việc xuất khẩu vũ khí sang châu Á giảm.

Các điểm đến chính để chuyển giao vũ khí là Qatar (10% tổng số thế giới), Ấn Độ (9%) và Ukraine (8%), tiếp theo là Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (mỗi nước 7%) và Pakistan (5%).

Năm nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong 5 năm qua vẫn là Mỹ (40%); Nga (16%); Pháp (11%); Trung Quốc (5%); và Đức (4 phần trăm).

Tính tổng lại, các nước trên chiếm 3/4 tổng xuất khẩu vũ khí của thế giới.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Những gói cước 4G VinaPhone trả trước hấp dẫn không nên bỏ lỡ

(VnMedia) - Với gói cước 4G của VinaPhone, bạn sẽ thỏa sức lướt web, gọi điện nội mạng và ngoại mạng mà không lo về giá cả. Đặc biệt, chi phí rất hợp lý và phù hợp với mọi đối tượng.

Giá vàng lại đảo chiều tăng cao 

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (19/4) tại thị trường New York, giá vàng giao ngay đã bật tăng hơn 12 USD/ounce sau phiên giảm sâu trước đó. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn đang duy trì ở dưới mức 77 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với hải quan

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.

U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại giải châu Á 2024

(VnMedia) - Cú đúp của Vĩ Hào và pha lập công của Văn Tùng đã giúp U23 Việt Nam đánh bại U23 Kuwait với tỷ số 3-1 ở trận ra quân tại bảng D, giải U23 châu Á 2024.

Người dân cần làm gì để tránh "sập bẫy" lừa cài đặt ứng dụng VNeID?

(VnMedia) - Để chủ động phòng ngừa và tránh bị mắc bẫy lừa đảo, cơ quan Công an khuyến cáo người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài, các đường link lạ...