Chủ tịch Quốc hội: Quy định "thẳng" trong luật các trường hợp chỉ định thầu để đảm bảo minh bạch

0
0

 - Nêu ý kiến về dự án Luật Đấu thầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, đối với những nội dung liên quan đến quyết định của Thủ tướng, cần rà soát lại các trường hợp đặc biệt, đặc thù. Quy định thẳng trong các trường hợp lựa chọn nhà đầu tư nhà thầu, chỉ định thầu... để bảo đảm minh bạch.

Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phiên thảo luận về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) là nội dung quan trọng bảo đảm cho minh bạch, công khai môi trường đầu tư kinh doanh, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo, bày tỏ tán thành nhiều nội dung báo cáo đã nêu và các ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội cho biết dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) là nội dung quan trọng liên quan nhiều đến việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước, các thủ tục, cách thức, quy trình, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, công khai môi trường đầu tư kinh doanh, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến về các nội dung còn ý kiến khác nhau và một số nội dung còn cảm thấy băn khoăn..

Cứ có vốn nhà nước là phải đấu thầu

Về phạm vi đối tượng áp dụng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên áp dụng cả đối với việc sử dụng vốn nhà nước trong đầu tư, đối với các doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ và kể cả những doanh nghiệp mà không có một đồng vốn nhà nước vẫn phải áp dụng. Bởi vì việc sử dụng vốn nhà nước với lại vốn nhà nước tại đơn vị là 2 khái niệm khác nhau.

Nêu rõ, kể cả doanh nghiệp không có đồng vốn nhà nước nào nhưng sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, do Nhà nước giao nhiệm vụ đầu tư thì phải đấu thầu. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, không sợ quy định này làm chậm quá trình mà làm minh bạch, công khai. Do đó, đề nghị thiết kế lại quy định này để đảm bảo khái quát; trong trường vẫn giữ cách thức thiết kế theo phương pháp liệt kê thì nên viết cụ thể thêm, bổ sung đối với các dự án đầu tư khác mà có sử dụng vốn nhà nước, dự án đầu tư khác có sử dụng vốn nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội lý giải, quy định này có nghĩa là kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước, doanh nghiệp không có vốn nhà nước mà có sử dụng vốn nhà nước thì phải đấu thầu và không hạn chế tỷ lệ phần trăm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận

Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm cấu phần hóa chất trong việc mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế và mua sắm hàng dự trữ quốc gia vì quy định này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành y.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm quy định ở mục b khoản 3 Điều 2 phạm vi điều chỉnh bao gồm cả dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, quản lý ngành và lĩnh vực. Đây là nội dung hoàn toàn mới mà được bổ sung trong dự thảo Luật lần này. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ băn khoăn quy định những trường hợp này lại áp dụng đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên chăng chỉ quy định đấu thầu phần nhà nước đi mua sắm dịch vụ công, mà không phải đấu thầu toàn bộ.

Về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà dự án có sử dụng đất quy định tại Điều 47, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tán thành với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho biết đây là nội dung liên quan đến Luật Đất đai vẫn đang còn rất phức tạp.

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, khái niệm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đối với trường hợp chưa có đất sạch thực chất có cả mua cả bán. Trong đó, nhà nước “mua” chuyện giải phóng mặt bằng, chi phí để giải phóng mặt bằng; “bán” quyền sử dụng đất. Nêu rõ, nếu cả mua cả bán gộp vào trong một hành động, e rằng là rất khó khăn trong giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên phải nghiên cứu kỹ vấn đề này. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, luật này quy định trình tự, thủ tục; còn việc có đấu thầu hay không thì để Luật Đất đai quy định, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai sẽ xem xét tiếp nội dung này.

Lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu: Cần đảm bảo minh bạch

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Điều 31, Điều 32, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng các trường hợp “đặc biệt” và “đặc thù” nhưng thật cần thiết thì quy định vào trường hợp chỉ định thầu. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc thù, đặc biệt cũng là chỉ định thầu nên ghi thẳng vào trong Luật. Tiến tới là bỏ các quy định về trường hợp đặc biệt để đảm bảo minh bạch.

Trong trường hợp cần thiết vẫn còn cần duy trì trường hợp đặc biệt, đề nghị theo chủ trương phân cấp, phân quyền và một việc là giao một người chịu trách nhiệm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu quy định giao Thủ tướng thì Thủ tướng chịu trách nhiệm xem xét quyết định, giao cho Bộ là Bộ xem xét, quyết định. “Không có chuyện một anh thì chấp thuận chủ trương, một anh ngồi chỉ định thầu”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về trường hợp mua sắm vaccine COVID-19 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là trường hợp rất khác bởi chưa từng có tiền lệ, hoàn toàn khác với những điều kiện thông thường, chưa bao giờ từng xuất hiện trong Luật Đấu thầu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm thể chế trong luật trường hợp đặc biệt của đặc biệt, cần quy định rõ để sau này Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vận hành được mà không phải ban hành nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý đối với lĩnh vực y tế, cần nghiên cứu thêm một số nội dung để vận hành tốt hơn như  trong đàm phán giá thuốc và vấn đề đấu thầu đối với biệt dược, vấn đề hóa chất …cũng cần phải có quy định trong Luật Đấu thầu này.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đổi tên Chương V của luật thành “Quy định về mua sắm tập trung, mua thuốc, hóa chất, mua trang thiết bị y tế, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công” để bảo đảm đầy đủ hơn.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đối với những nội dung liên quan đến quyết định của Thủ tướng, rà soát lại các trường hợp đặc biệt, đặc thù, trường hợp nào là lựa chọn nhà đầu tư nhà thầu, trường hợp chỉ định thầu thì quy định thẳng trong Luật, bảo đảm minh bạch.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.