Bộ GD&ĐT lý giải việc đưa Lịch sử thành môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT 2025

0
0

 - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) vừa có chia sẻ về những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong đó có việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc.

Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi, thí sinh sẽ bắt buộc làm 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử. Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), trước khi quyết định đưa môn Lịch sử là một trong bốn môn thi bắt buộc trong Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ GD&ĐT đã cân nhắc rất kỹ và xin ý kiến đa chiều. 

Đây cũng là nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 của Quốc hội khóa XV chỉ rõ "thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh".

Hiện Bộ GD&ĐT đang nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt từ các thầy cô giáo giảng dạy và học sinh trong trường phổ thông.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, nhà trường và học sinh yên tâm học và ôn tập để tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao nhất, mọi chủ trương đều có các bước đi chắc chắn, không gây xáo trộn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác nhau nhất là ủng hộ việc thi môn lịch sử nhưng cần thay đổi nhiều hơn cách ra đề cho môn học này. Những ý kiến góp ý này, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe, tổng hợp tiếp thu và phân tích đa chiều.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết thêm, có ba điểm mới được thể hiện trong Dự thảo Phương án thi như sau:

Thứ nhất là việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Thứ hai, Bộ GD&ĐT muốn nhấn mạnh đến việc định hướng nghề nghiệp qua các môn thi tự chọn từ các môn học chọn học của học sinh, điều này giúp sớm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cho các em.

Thứ ba, theo lộ trình từ năm 2025-2030, từng bước, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để tổ chức kỳ thi trên máy tính.

"Chúng tôi kỳ vọng, Phương án này vừa đáp ứng được yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy và học theo sự tiến bộ của người học; đồng thời kết quả thi đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo xét tuyển sinh, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm".

Về một số ý kiến cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên trao quyền cho các Sở GD&ĐT từ việc tổ chức thi đến ra đề thi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã phân cấp khá mạnh và rõ cho địa phương trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Các địa phương, cụ thể là UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chính về tổ chức kỳ thi trên địa bàn. Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế, xây dựng đề thi và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Những kỳ thi gần đây, đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, mô hình này ghi nhận nhiều ưu điểm.

Hiện có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành, từ năng lực ra đề đến việc tổ chức đánh giá. Xây dựng đề thi để bảo đảm được tính đồng đều về chất lượng, phổ quát và tương đồng giữa các địa phương là việc cần làm thận trọng và có lộ trình.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện quy định, quy chế và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ở cả cấp Bộ và cấp địa phương để kết quả kỳ thi được an toàn, khách quan, minh bạch nhất.

Chia sẻ thêm về lộ trình từ năm 2025 sẽ từng bước tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương cho rằng, việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để từng bước tổ chức kỳ thi trên máy tính là phù hợp với xu hướng quốc tế, phù hợp với bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số của quốc gia, trong đó có ngành giáo dục. Đây là vấn đề Bộ GD&ĐT đã bàn thảo nhiều, xin ý kiến các chuyên gia và xây dựng theo lộ trình phù hợp, chắc chắn.

"Từ năm 2025 đến 2027, kỳ thi vẫn được tổ chức trên giấy nhưng Bộ sẽ thử nghiệm thi trên máy tính tại một số địa phương đủ điều kiện. Sau khi thử nghiệm đồng bộ, có đánh giá tác động và căn cứ điều kiện đáp ứng của mỗi địa phương, Bộ GD&ĐT mới tính toán triển khai đồng loạt. Vì vậy, nhà trường và học sinh yên tâm học và ôn tập để tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao nhất, mọi chủ trương đều có các bước đi chắc chắn, không gây xáo trộn", Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết.


Ý kiến bạn đọc


Vai trò, sứ mệnh mới của truyền thông trong ASEAN

(VnMedia) - Trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".

Hủy phiên đấu thầu vàng lần thứ hai trong tuần

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo hủy đấu thầu phiên đấu thầu vàng sáng 25/4 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. 

Chuyển đổi số đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”

(VnMedia) - "Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, hàng loạt doanh nghiệp lớn như VNDirect, PVOIL… là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware với hình thức, thủ đoạn giống nhau là tấn công mã hóa dữ liệu nhằm mục đích đòi tiền chuộc...

Giá vàng tiếp đà giảm phiên thứ 3 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (25/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm thêm gần 6 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.