Giáo dục đồng bằng sông Cửu Long không còn là "vùng trũng"

0
0

 - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự đoán giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển năng động và đánh giá cao nền tảng giáo dục không màu mè, ít hình thức ở khu vực này. 

Ngày 27-2, tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và triển khai Nghị quyết số 113/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự đoán giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển năng động và đánh giá cao nền tảng giáo dục không màu mè, ít hình thức ở khu vực này. 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự đoán giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển năng động và đánh giá cao nền tảng giáo dục không màu mè, ít hình thức ở khu vực này. Ảnh: PLO

Báo cáo của Bộ GD&ĐT về thực trạng giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020 cho thấy, kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được củng cố, duy trì với các chỉ tiêu thành phần được nâng cao. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn được duy trì và có chuyển biến, thu hẹp dần khoảng cách với các địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên tỉ lệ người mù chữ của các vùng cao hơn các vùng khác. Tỉ lệ huy động người tham gia học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ của khu vực chỉ đạt 0,46%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ huy động của toàn quốc là 2,34%.

Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học, THCS thấp hơn trung bình chung cả nước; tỉ lệ phòng học kiên cố hóa thấp hơn trung bình chung cả nước; tỉ lệ thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng nhu cầu dạy học còn thấp, chỉ đáp ứng 46,4%...

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết do thu nhập bình quân đầu người thấp nên chi ngân sách địa phương cho giáo dục toàn vùng đang thấp hơn các khu vực khác trong cả nước. Cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng chậm, từ đó ảnh hưởng đến việc đầu tư cho giáo dục.

Ngoài ra, mức hỗ trợ của trung ương dành cho ĐBSCL thấp. Địa hình nơi đây đặc thù, có kênh rạch nhiều, hạ tầng giao thông không thuận lợi, có nhiều điểm trường lẻ dẫn đến việc phân bổ giáo viên, đầu tư bị dàn trải…

Ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, 5 năm qua Cà Mau đầu tư hơn 700 tỉ cho cơ sở vật chất giáo dục, trung bình mỗi năm hơn 100 tỉ, chưa kể mua sắm trang thiết bị, nhưng hiện nay phòng học kiên cố chỉ đạt 68,7%, còn lại là bán kiên cố; trường đạt chuẩn mới đạt 68,9%.

Theo ông Luân, Cà Mau có ba cái thiếu là thiếu trường lớp, thiếu giáo viên (còn tới 1.500 vị trí việc làm trong ngành giáo dục chưa tuyển được), thiếu kinh phí.

“Thoát khỏi vùng trũng”

Đánh giá tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, 10 năm trở lại đây GD&ĐT của vùng đã có bước tiến, kết quả rất quan trọng, có thể xem như là bứt phá.

“Căn cứ vào các số liệu có thể thấy GD&ĐT của vùng ĐBSCL đã thoát ra khỏi vùng trũng. Đề nghị từ nay chúng ta không gọi ĐBSCL là vùng trũng nữa, thậm chí có những điểm khả quan đáng mừng” – người đứng đầu Bộ GD&ĐT nói.

Theo Bộ trưởng, tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chất lượng giáo dục phổ thông của khu vực này rất khả quan, kết quả các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp đang ở nhóm thứ 2/6 vùng.

“Chỉ số này cho thấy chất lượng giáo dục, sự nỗ lực vượt lên khó khăn của các thầy cô. Đây là điều rất đáng mừng cho giáo dục của vùng ĐBSCL” – ông Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng, ĐBSCL được dự đoán trong thời gian tới sẽ là vùng phát triển năng động, cải thiện về hạ tầng giáo dục. Ông chia sẻ cảm nhận GD&ĐT vùng duy trì chất không màu mè, ít hình thức. Ông đánh giá cao tinh thần học tập, nền nếp của học sinh cùng với tính cách hồn hậu, phóng khoáng của người dân là một thuận lợi cho giáo dục con người của vùng. Các thông tin về bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, khu vực này cũng có chỉ số thấp nhất là điều đáng mừng. Từ đó, Bộ trưởng đề nghị cần có một cái nhìn lạc quan về chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL.

Ông cho rằng, không chỉ các thống kê mà người ta cảm nhận được, con người và học sinh trong những trường học ở khu vực ĐBSCL là một nơi mà học trò còn giữ nề nếp, con người hồn hậu, hào hiệp, phóng khoáng. Đây phải xem là một thuận lợi cho giáo dục con người của vùng.

Cần đầu tư nhiều hơn cho vùng

Theo Phó Chủ tịch Cà Mau Nguyễn Minh Luân, để GD&ĐT vùng ĐBSCL theo kịp và phát triển thì phải có sự đi tắt đón đầu gồm 3 thành tố. Một là đội ngũ, chất lượng cần được cải thiện. Hai là cơ sở vật chất phải đủ chuẩn và phải mang tính đặc thù, đặc sắc riêng của vùng ĐBSCL. Ba là chuyển đổi số trong ngành giáo dục phải thực chất, giữ vai trò động lực tạo được sự bứt phá.

Quan tâm hơn, xác định rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và đảm bảo đầu tư cho giáo dục ở mức cao nhất, tốt nhất có thể là ý kiến góp ý của Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long. Theo bà Thanh, bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách cho ĐBSCL, ví dụ hỗ trợ trẻ mầm non tiền ăn trưa; hỗ trợ trẻ hộ cận nghèo, hộ sống ven sông với điều kiện không đảm bảo; hỗ trợ người học nghề, chính sách cho giáo viên làm công tác phổ cập; chính sách để kiên cố quá hóa phòng học, xây dựng đề án trường chuẩn quốc gia cho vùng…

Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các vấn đề khó khăn về cơ sở hạ tầng, trong đó cấp bách là kiên cố hoá trường học, hiện chưa đạt 50% yêu cầu trang thiết bị phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cạnh đó là việc sắp xếp mạng lưới trường học và các điểm trường hợp lý chứ không được máy móc. Cần có mẫu trường học phù hợp địa hình, khí hậu của vùng. Tiếp đến là cần phải đặt mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí là một yêu cầu đặc thù, thiết thân của ĐBSCL.

Bộ trưởng mong muốn các địa phương đặc biệt quan tâm việc đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học trong hai năm 2023-2024 vì đây đang là giai đoạn trọng tâm đổi mới giáo dục.

Ông cũng đề nghị các lãnh đạo địa phương tập trung phối hợp bộ ngành để có giải pháp khắc phục khó khăn, kiến nghị các chính sách đầu tư về giáo dục.


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.