ChatGPT sẽ thúc đẩy sự đổi mới trong giáo dục

0
0

 - Trái ngược với mối lo ngày càng tăng về tính gian lận của siêu trí tuệ nhân tạo ChatGPT trong giáo dục, nhiều chuyên gia bày tỏ tin tưởng công nghệ này có thể mang lại “cách mạng hóa” giáo dục.

 

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, bà Mira Murati, Giám đốc Công nghệ của OpenAI, “cha đẻ” của siêu trí tuệ nhân tạo ChatGPT, nhận định các cơ sở giáo dục không nên vội vàng cấm công nghệ này do lo ngại về gian lận. Thay vào đó, bà Mira tin rằng ChatGPT có khả năng “cách mạng hóa” giáo dục, đặc biệt khích lệ đam mê và khả năng học tập của từng cá nhân.

“Với các công cụ như ChatGPT, người học có thể trò chuyện không ngừng với mô hình trí tuệ nhân tạo để học và hiểu một khái niệm dựa trên trình độ của bản thân. Nó có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục cá nhân hóa”, bà Mira Murati bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm trên, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman, tin rằng ChatGPT sẽ có một vị trí trong trường học và giúp việc dạy và học trở nên hấp dẫn hơn. Ông đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục thích ứng với sự tồn tại của ChatGPT.

Trước đó, nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới thông báo cấm sử dụng ChatGPT trong khuôn viên trường học nhằm hạn chế khả năng học sinh, sinh viên gian lận. Xu hướng này trải rộng từ Mỹ, Australia đến nhiều nước châu Âu như Pháp.

Tuy nhiên, bà Nancy Gleason, Giám đốc Trung tâm Giảng dạy và Học tập Hilary Ballon, Đại học New York tại UAE, cho rằng, thay vì cấm trí tuệ nhân tạo, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách sử dụng các công cụ này phục vụ việc học và hạn chế khả năng gian lận.

Theo bà Nancy, đầu tiên, giáo viên và học sinh nên làm quen với công cụ hỗ trợ viết AI để có thể bước đầu phân biệt được các tác phẩm do học sinh, sinh viên thực hiện và tác phẩm do AI triển khai. Họ có thể sử dụng những dữ liệu chính xác mà AI cung cấp để mở rộng bài giảng.

Tiếp đó, cần nói chuyện với học sinh về các hướng dẫn, quy tắc và thậm chí là kỳ vọng của giáo viên về việc sử dụng AI. Hiện nay, một số giảng viên đã yêu cầu sinh viên trích dẫn nguồn nếu lấy thông tin từ ChatGPT, dù việc này chưa phổ biến như việc trích nguồn các bài báo, nghiên cứu khoa học.

Đồng thời, bà Nancy cho rằng nhà trường cần đẩy mạnh giáo dục học sinh, sinh viên về tính liêm chính trong học tập, nhận thức rõ những hành vi sai trái khi sử dụng AI nói chung và ChatGPT nói riêng.

Còn ông Alain Goudey, Phó Trưởng khoa Kỹ thuật số, Trường Kinh doanh NEOMA, Pháp, cho rằng thay vì cấm đoán, giáo viên nên giải thích cho học sinh hiểu về những công cụ này. Song song là điều chỉnh các phương pháp kiểm tra, đánh giá như tập trung hơn vào thuyết trình, làm bài kiểm tra tại lớp, làm việc nhóm...

“Nếu ChatGPT có thể vượt qua các kỳ thi, vậy chúng ta cần thay đổi các kỳ thi”, ông Goudey nhận định.

Vị chuyên gia này tin rằng, ChatGPT có thể trở thành gia sư riêng cho từng học sinh. Với một lớp học có sĩ số khá lớn, việc giáo viên có thể quan tâm đến từng em là điều khó khăn. Thay vào đó, ChatGPT cùng nhiều phần mềm công nghệ khác có thể thúc đẩy khả năng tự học, tự trau dồi của học sinh; từ đó, rút ngắn khoảng cách giáo dục và cơ hội tiếp cận giáo dục.

Thay vì thi trực tuyến, các trường ĐH nên tổ chức hình thức thi trực tiếp như vấn đáp, các bài tập tạo ra những sản phẩm cụ thể để tránh gian lận. Ảnh: Thanh niên
Thay vì thi trực tuyến, các trường ĐH nên tổ chức hình thức thi trực tiếp như vấn đáp, các bài tập tạo ra những sản phẩm cụ thể để tránh gian lận. Ảnh: Thanh niên

PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng mảng giáo dục sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi công cụ phần mềm ChatGPT. Sự ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực, đặc biệt là bậc tiểu học đến trung học phổ thông.

PGS-TS Nguyễn Văn Vũ cho rằng các thầy cô cần phải thay đổi nhiều trong hoạt động dạy học, đặc biệt khâu kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn, với một bài tập về nhà yêu cầu viết một đoạn mã nguồn, nay sinh viên có thể tách ra nhiều đoạn nhỏ hỏi ChatGPT cho ra kết quả ngay lập tức. Do đó, dạng bài bài này cần ra ở dạng nâng cao hơn, đòi hỏi khả năng hiểu sâu mới giải quyết được vấn đề - điều mà công cụ AI hiện nay chưa làm được.

"Tuy nhiên lo lắng nhất vẫn là bậc học phổ thông với hầu hết bài tập ở dạng kiến thức căn bản, dễ dàng có được kết quả từ phần mềm này. Nếu không điều chỉnh trong dạy học sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành kiến thức và kỹ năng của học sinh", ông Vũ bày tỏ.

Về giải pháp, ông cho rằng: "Không thể cấm sử dụng sản phẩm trí tuệ nhân tạo này mà thay vào đó cần có sự thay đổi nhanh chóng để thích nghi. Đặc biệt, khâu kiểm tra đánh giá nên được thay đổi theo hướng trực tiếp hơn. Bài tập về nhà cũng ra ở dạng đòi hỏi khả năng suy luận, phân tích, sáng tạo nhiều hơn".

(tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Xử lý đối tượng thường xuyên live stream bán hàng giả trên mạng xã hội

(VnMedia) - Mới đây, công an TP Thanh Hóa đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến đến việc sản xuất, buôn bán dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh nghi là hàng giả và thường xuyên stream bán sản phẩm này trên các trang mạng xã hội

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo 'nóng' việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

(VnMedia) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá vàng liên tục tăng mạnh mẽ, vượt đỉnh lịch sử

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/3), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh mẽ tới gần 42 USD/ounce lên mức kỷ lục. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng vọt lên trên mức 81 triệu đồng/lượng ở chiều bán khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (28/3).

VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.