Sửa Luật Viễn thông để đáp ứng xu thế phát triển mới

0
0

 - Qua hơn 10 năm kể từ khi ban hành, Luật Viễn thông đã tác động tích cực đến sự phát triển nhanh, bền vững cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, đến nay, Luật Viễn thông đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp cần được điều chỉnh nhằm đáp ứng xu thế phát triển mới…

Hơn 10 năm phát triển vượt bậc

Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.

Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Ngay sau khi được ban hành, Luật Viễn thông đã tác động trực tiếp, tích cực đến sự phát triển nhanh, bền vững cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông; đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy cạnh tranh, từng bước hoàn thiện thị trường viễn thông Việt Nam phát triển lành mạnh, bình đẳng và hội nhập quốc tế; mang lại ngày càng nhiều lợi ích hợp pháp hơn cho người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; nâng cao và khai thác hiệu quả tài nguyên viễn thông; tăng thu cho ngân sách nhà nước; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về viễn thông trong điều kiện hội tụ của công nghệ và dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông của đất nước tiếp tục được mở rộng, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ: Thiết lập được hạ tầng mạng lưới viễn thông của Việt Nam tốc độ cao, băng thông rộng, vùng phủ lớn làm nền tảng cho sự phát triển hệ sinh thái số.

Đến nay, đã có hơn 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn/bản/xã/phường của 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước, sóng di động đã phủ tới 99,8% dân số (trong đó, vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 99% dân số), hình thành xa lộ kết nối với toàn thế giới (băng thông quốc tế 13,7 Tbps). Cơ sở hạ tầng viễn thông (cột, cống bể cáp, trạm phát sóng…) đã được triển khai trải rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với hàng vạn cột treo cáp (gồm cả cột điện lực), hàng nghìm km cống bể cáp và hàng trăm nghìn trạm thủ phát sóng di động 2G/3G/4G (hiện có 320 nghìn trạm BTS ứng với hơn 120 nghìn vị trí lắp đặt trạm trên toàn quốc).

Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa “dịch vụ số” vào các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho “nền kinh tế số” trong tương lai thông qua việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G (trong thời gian tới) và mạng cáp quang phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình với năng lực truyền tải dung lượng Tbps để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT, Cách mạng công nghiệp 4.0...

Thị trường dịch vụ viễn thông có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước năm 2009. Tính đến tháng 12/2020, tổng số thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng là 123,6 triệu thuê bao và tổng số thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng là gần 70 triệu thuê bao. Số thuê bao dịch vụ điện thoại cố định trong giai đoạn 2006 đến 2009 tăng từ 8,57 triệu lên đến 17,43 triệu thuê bao (tháng 12/2009).

Từ năm 2010 đến 2020, mặc dù có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ nhưng doanh thu và số thuê bao điện thoại cố định lại giảm mạnh do sự bùng nổ của điện thoại di động. Đến tháng 12/2020, số thuê bao điện thoại cố định là 3,2 triệu thuê bao với 09 doanh nghiệp cung cấp có thị phần như sau: VNPT (63,39%), Viettel 33,08%, SPT (1,57%), FPT Telecom (1%), các doanh nghiệp còn lại (0,95%). Đối với thị trường Internet, có 63 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ Internet (trong đó VNPT 38,5%, FPT 15,58 %, Viettel 39,55%, SCTV 4,78%) và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế là 13,2 Tbps, tổng băng thông kết nối Internet trong nước là 4,1 Tbps.

sửa luật viễn thông
 

Cần điều chỉnh để phù hợp với xu thế phát triển mới

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Viễn thông đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp cần được điều chỉnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác thực thi cũng như đáp ứng xu thế phát triển mới.

Theo đó, xu hướng hội tụ giữa viễn thông, phát thanh truyền hình, công nghệ thông tin và tự động hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với lĩnh vực viễn thông. Công nghệ phát triển đã tạo ra các loại hình dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới thúc đẩy việc hình thành cơ sở hạ tầng viễn thông mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội, của nền kinh tế.

Lĩnh vực viễn thông mở rộng thêm các thành phần hạ tầng và dịch vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển là hạ tầng phục vụ kinh tế số, xã hội số; các dịch vụ viễn thông truyền thống cũng cần thay đổi cách quản lý cho phù hợp để đảm bảo các dịch vụ kết nối, đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ hoạt động của các ngành, lĩnh vực trên môi trường mạng.

Các quy định về quản lý và điều tiết thị trường hiện nay đã thể hiện một số bất cập như chưa có chính sách phát triển các doanh nghiệp mạng viễn thông di động ảo để thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông mới; chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các doanh nghiệp có hạ tầng mạng trong việc cho thuê hạ tầng, bán buôn lưu lượng dẫn đến hạ tầng viễn thông đã được đầu tư chưa được khai thác hết năng lực, thị trường mạng viễn thông ảo ở Việt Nam chậm phát triển, các nhóm khách hàng thuộc thị trường ngách chưa phát triển.

Quá trình triển khai cấp giấy phép cho các doanh nghiệp viễn thông hiện nay với việc cấp phép chỉ có một hình thức cấp phép chung và quy trình, thủ tục là như nhau cho các loại giấy phép, không phân loại theo tính chất của mạng, dịch vụ viễn thông, chưa phù hợp với mức độ quản lý từng loại hình dịch vụ cũng như loại giấy phép viễn thông; điều kiện cấp phép là vốn pháp định và cam kết đầu tư hiện nay không còn phù hợp.

Xu thế phát triển dịch vụ vệ tinh chùm với các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, mất an toàn mạng lưới, an ninh thông tin, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng cũng như thị trường dịch vụ băng rộng cố định và di động trong nước, đòi hỏi phải có thêm các chính sách quản lý một cách phù hợp, hiệu quả.

Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)..., với những cam kết mới và cao hơn so với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong khi đó, Luật Viễn thông 2009 đã được ban hành 12 năm, trong bối cảnh ngành viễn thông có những bước phát triển mạnh mẽ và Việt Nam phải thực thi nhiều cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên như WTO, CPTPP, EVFTA... , yêu cầu đặt ra là cần nội luật hóa các cam kết và xem xét bổ sung, hoàn thiện một số quy định để thực thi các cam kết đã có trong tình hình phải bảo đảm an toàn, an ninh trên không gian mạng, bảo đảm chủ quyền quốc gia.       

Qua rà soát Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), khung pháp lý về viễn thông hiện nay còn thiếu một số khái niệm, quy định liên quan đến dịch vụ viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông vệ tinh, dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế, chuyển mạng giữ số, kênh thuê, phần tử mạng, dùng chung cơ sở hạ tầng thực, dùng chung cơ sở hạ tầng mạng...

Khoản 3 Điều 13.5 của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đưa ra việc bảo đảm chuyển mạng giữ số mà không giảm chất lượng, không phân biệt đối xử; vấn đề chia sẻ hạ tầng mạng, chính sách quản lý cấp phép cột viễn thông. Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có các cam kết liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

Trong khi đó, Luật Viễn thông đã được ban hành 12 năm, trong bối cảnh ngành viễn thông có những bước phát triển mạnh mẽ và Việt Nam phải thực thi nhiều cam kết quốc tế liên quan đến Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA), Luật Viễn thông cần được xem xét, bổ sung, hoàn thiện một số quy định mang tính nguyên tắc để đưa các nội dung cụ thể vào các văn bản dưới luật nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông trong đó có hoạt động dịch vụ viễn thông vệ tinh, đang được thực hiện theo các cam kết quốc tế của Việt Nam. Cam kết CPTPP và phần lớn các cam kết quốc tế (EVFTA) mà Việt Nam là thành viên tương tự như cam kết trong WTO về mở cửa thị trường, quy định về nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải có thỏa thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế được cấp phép, trường hợp hiện diện thương mại quy định về vốn góp của phía nước ngoài.

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của dịch vụ vệ tinh trên thế giới, yêu cầu cần phải hoàn thiện khung pháp lý, nội luật hóa các cam kết quốc tế và đưa ra một số nguyên tắc để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng cũng như đảm bảo các hoạt động cho quốc phòng, an ninh và làm sở cứ để đàm phán trong tương lai.

Khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách

Theo Bộ TT&TT, việc sửa đổi Luật Viễn thông nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số; Huy động các thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia.

Khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách, những bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của Luật này với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Kế thừa, phát huy và hoàn thiện những quy định, những nội dung phù hợp với thực tiễn đã ổn định, đang phát huy hiệu quả tại Luật Viễn thông 2009 và văn bản quy định chi tiết luật.

Sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, chồng chéo, loại bỏ các quy định không còn phù hợp.

Thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, nội luật hóa các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nghiên cứu các xu hướng, kinh nghiệm quốc tế về chính sách liên quan đến hoạt động viễn thông để điều chỉnh kịp thời các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và có tính dự báo.

So với Luật Viễn thông năm 2009 thì dự án Luật Viễn thông sửa đổi về cơ bản vẫn kế thừa từ Luật hiện hành nhưng có chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với những nội dung chính sách mới và cơ bản vẫn kế thừa các quy định thủ tục hành chính (TTHC) đang thực hiện hiệu quả, bên cạnh đó, để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, dự thảo đã quy định sửa đổi, bổ sung đối với các TTHC.

Cụ thể:

(1)  Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có thiết lập mạng;

(2)  Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không thiết lập mạng;

(3)  Cấp Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển;

(4)  Cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;

(5) Cấp Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.

Các TTHC dự kiến quy định trong dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở rà soát các quy định hiện hành tại Luật Viễn thông năm 2009; Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/5/2013 về hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;.… Đồng thời, căn cứ từ thực tế quản lý nhà nước lĩnh vực này, các TTHC nêu trên khi được đưa vào dự án Luật đều có sự đánh giá, nghiên cứu nhằm mục tiêu tường minh hóa, đơn giản hóa TTHC.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.