Hà Nội sẽ như thế nào khi là Thành phố thông minh vào năm 2030?

0
0

 - Nghị quyết về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đặt một loạt mục tiêu mà Thành phố sẽ cần phải đạt được vào năm 2030 như: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP Hà Nội trên 40%. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực tối thiểu 20%. Năng suất lao động tăng tối thiểu 8%...

 

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Việc triển khai công cuộc chuyển đổi số thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án 06 của Chính phủ để phục vụ 5 nhóm tiện ích, gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phụ vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đến năm 2025: Thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030: Xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một tài nguyên mới để phát triển kinh tế xã hội.

MỤC TIÊU CỤ THỂ 

Đến năm 2025

Về chính quyền số, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, an toàn đáp ứng các nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại;

Triển khai tối đa các hoạt động, chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng ở cả 3 cấp. Phấn đấu hoàn thành từ 90% trở lên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm...; chia sẻ dữ liệu cung cấp dịch vụ công; hình thành hệ sinh thái chính quyền số, lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp là trung tâm thông qua các nền tảng số và dịch vụ dữ liệu mở; cho phép chính quyền, doanh nghiệp và người dân khai thác các nguồn tài nguyên dữ liệu mở để phát triển kinh tế xã hội.

Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nội khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hằng năm tăng 7%-7,5%.

Về xã hội số: Phấn đấu 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình. Tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Phấn đấu 70% người trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, làm nền tảng sử dụng dịch vụ số như dịch vụ công trực tuyến, tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa, tiến tới 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

80% cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp và 70% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số.

Đến năm 2030

Về chính quyền số: Duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu về phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số. Hoàn thành cơ bản chính quyền số, các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thành phố được thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của hệ thống cơ sở dữ liệu số.

Cấp Thành phố đi đầu về xử lý hoàn toàn hồ sơ trên môi trường mạng, tiếp đó đến cấp huyện và cấp xã; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai nhiều phương tiện hiện đại; phấn đấu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Thành phố.

Hoàn thiện đủ nền tảng dữ liệu của Thành phố thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ theo quy định.

Về kinh tế số: Kinh tế số phát triển mạnh mẽ; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP Hà Nội trên 40%. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực tối thiểu 20%. Năng suất lao động tăng tối thiểu 8%.

Về xã hội số: Các chỉ tiêu đến năm 2030 phấn đấu tăng từ 20-30% so với chỉ tiêu năm 2025, nhằm bảo đảm tối đa các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, đào tạo để người dân được sử dụng các dịch vụ trên môi trường số góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu đề ra, gồm: Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; hoàn thiện cơ chế, chính sách; tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.