Cơ hội nào cho doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0?

0
0

 - Kiểm kê, tính toán và trực quan hóa lượng phát thải khí nhà kính phát sinh từ các hoạt động; hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn... vừa là trách nhiệm nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0...

Ngày 23/12/2022, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0” được Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu thuộc Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam đứng ra tổ chức.

Diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0” nằm trong chuỗi sự kiện “Cộng đồng và doanh nghiệp với Quy định giảm phát thải khí nhà kính và cơ chế cácbon”, là nội dung chuyên sâu hơn về phương pháp và cách thức thực hiện kiểm kê khí nhà kính; phân tích những hiệu quả ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại cơ sở nhằm giảm nhẹ phát thải; đồng thời mở ra một tiềm năng phát triển mới đó là thị trường cácbon và cácbon tại rừng.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức của toàn cầu, tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu.

Theo Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 6, nhóm công tác II (AR6 WGII) về “Tác động, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương” được Ban liên Chính phủ về BĐKH công bố tháng 2/2022 đã chỉ ra những vấn đề đáng lo ngại về BĐKH, thời tiết cực đoan diễn ra ở mọi nơi trên Trái đất, bầu khí quyển và biển đang nóng lên với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. BĐKH diễn ra bất thường và nghiêm trọng hơn dự báo; hạn hán, nắng nóng khắc nghiệt và lũ lụt kỷ lục đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.

Để nỗ lực giải quyết những vấn đề này, với sự thành công tại Hội nghị COP26 vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có những cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này đã thể hiện Việt Nam sẽ quyết tâm, nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua những việc xây dựng các bộ khung pháp lý, chính sách nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi năng lượng, thu hút các dòng tài chính, tín dụng xanh để chuyển đổi đầu tư từ điện than sang năng lượng tái tạo, phát triển nền kinh tế tuần hoàn và thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải.

TS Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn
TS Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Nhấn mạnh “Phát thải ròng bằng 0 là mục tiêu không thể trì hoãn”,  – TS Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ: “Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra những chiến lược, mục tiêu trong tương lai”

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; quyết định số 896 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050…

Theo Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, đây chính là những cơ sở cơ bản nhất để các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội chung thực hiện và hành động để đạt mục tiêu Netzero.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TNMT nhấn mạnh: Kiểm kê khí nhà kính là trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện các quy định pháp luật về biến đổi khí hậu và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Bằng cách tính toán và trực quan hóa lượng phát thải khí nhà kính phát sinh từ các hoạt động của cơ sở và chuỗi cung ứng trên dịch vụ tiện ích đám mây, qua đó đề xuất và cung cấp các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính phù hợp với đơn vị.

Đây cũng là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, kiểm kê khí nhà kính, giao dịch tín chỉ carbon… Ngoài ra, công cụ này hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, tính chính xác, minh bạch và dễ dàng cập nhật theo các tiêu chí, quy định quốc tế về kiểm soát khí nhà kính

Đặc biệt, trong số các giải pháp để thực hiện mục tiêu trọng tâm là Netzero thì theo nhiều chuyên gia, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần thực hiện tốt cam kết này và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Với doanh nghiệp, việc chuyển đổi mô hình công nghệ, sáng tạo và đổi mới các sản phẩm để giải quyết các vấn đề về môi trường tại Việt Nam đó là một trong những thách thức lơn với nhiều đơn vị.

Là một trong những thành viên sáng lập nhóm Hợp tác Công - Tư tại Việt Nam, Unilever Việt Nam luôn chủ động thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, định hình chuỗi giá trị sản xuất thông qua đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phân loại rác tại nguồn và thu gom, xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra ngoài thị trường.

Đơn vị này cũng có những nỗ lực không ngừng nghỉ để giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong bao bì sản phẩm; cũng như đảm bảo tất cả bao bì đều có khả năng tái chế. Sau thời gian triển khai thực hiện, nhóm Hợp tác Công - Tư đã thu gom, xử lý tái chế hơn 17.000 tấn rác thải nhựa, đạt 77% bao bì có khả năng tái chế, cũng như giảm 55% nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái sinh.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.