Căn bệnh khiến Vua bóng đá Pele qua đời

0
0

 - Pele đã có gần một năm chiến đấu cam go với bệnh ung thư ruột kết, loại ung thư phổ biến thứ ba thế giới, tỷ lệ tử vong là 9 trên 100.000 người.

Ngày 29/12, vua bóng đá người Brazil, hay còn được biết đến với cái tên Pele, đã qua đời ở tuổi 82.

Kely Nascimento, con gái của Pele, xác nhận trên Instagram rằng ông đã qua đời sau thời gian được điều trị tại Bệnh viện Albert Einstein, thành phố Sao Paulo, Brazil vì ung thư ruột kết, suy thận và tim.

Bệnh viện Albert Einstein cũng cho biết trong một tuyên bố rằng Pele qua đời do "suy đa tạng" sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Trước đó, tháng 9/2021, huyền thoại người Brazil được chẩn đoán mắc ung thư ruột kết, phải trải qua nhiều đợt hóa trị nhưng không thành công.

Ung thư ruột già (hay còn gọi là ruột kết, đại trực tràng) thuộc nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm, gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các loại ung thư.

Dù phần lớn ca bệnh được phát hiện ở người già, lượng bệnh nhân trẻ tuổi đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Ở người trên 65 tuổi, tỷ lệ ung thư ruột kết thậm chí còn giảm do tầm soát thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trường hợp mắc ung thư đã tăng khoảng 20% ở người dưới 50 tuổi, theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Các chuyên gia hiện chưa chắc chắn về nguyên do. Đối với một số bệnh nhân, các bệnh nền như béo phì, tiểu đường, thói quen hút thuốc hoặc tiền sử ung thư của gia đình là nguồn cơn chính. Song không phải tất cả người phát triển khối u đều có những yếu tố này.

Triệu chứng phổ biến nhất là phân có máu hoặc chảy máu từ trực tràng. Những dấu hiệu liên quan khác là táo bón, tiêu chảy, thay đổi thói quen đại tiện, phân sẫm màu, cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu, đau hoặc co thắt phần bụng, buồn nôn, nôn mửa và sụt cân không rõ nguyên nhân.

"Nếu phát hiện điều bất thường, bạn phải chú ý đến nó. Đừng bỏ qua nó chỉ vì bận rộn hoặc chủ quan rằng mình còn trẻ", ông Mohamed E. Salem, phó giáo sư y khoa tại Viện Ung thư Levine tại Trung tâm Y tế Atrium Health, cho biết.

Nguy cơ mắc ung thư ruột kết tăng lên ở người cao tuổi. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm bệnh viêm ruột như Crohn hoặc viêm loét đại tràng, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng, hội chứng di truyền như đa polyp tuyến gia đình (FAP) hoặc ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (hội chứng Lynch).

Các yếu tố về lối sống cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư. Người có chế độ ăn ít trái cây và rau quả, chế độ ít chất xơ và chất béo hoặc nhiều thịt chế biến, tiêu thụ nhiều rượu và thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Huyền thoại bóng đá Pele chụp ảnh với chiếc cúp FIFA World Cup tại Paris, tháng 9/2014. Ảnh: AFP

Hiệp hội Ung thư Mỹ và các nhóm chuyên gia khuyến nghị người dân nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45. Những người có tiền sử gia đình mắc ung ruột kết nên xét nghiệm khi vừa 40, hoặc sớm hơn 10 năm so với độ tuổi mà người nhà của họ được chẩn đoán.

Tiến sĩ Robin B. Mendelsohn, đồng giám đốc Trung tâm Ung thư Đại trực tràng Khởi phát Sớm tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, cũng cho rằng người mắc viêm ruột, loét tá tràng, đại tràng, bệnh Crohn và những người từng xạ trị vùng bụng, xương chậu nên tầm soát sớm.

Quá trình sàng lọc có thể bao gồm các xét nghiệm khác nhau, dựa trên mẫu phân hoặc hình ảnh nội soi ruột kết. Ưu điểm của chúng là có thể phát hiện polyp (dạng tổn thương hình dáng giống khối u) ruột kết là lành tính hay ác tính, theo ông Mohamed E. Salem. Ông nhấn mạnh việc tầm soát sớm hay muộn quyết định khá nhiều đến tiên lượng của bệnh nhân.

Còn Rebecca L. Siegel, Giám đốc Khoa học của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho biết: "Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người trẻ tuổi bị ung thư giai đoạn đầu là 94%. Đối với người mắc bệnh ở giai đoạn muộn, con số này có thể thấp tới 20%". Bà gọi chẩn đoán sớm là yếu tố đưa người bệnh khỏi "ranh giới sự sống và cái chết".

(tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.