Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41

0
0

Truyền thông khu vực đưa tin vấn đề Myanmar là một trong những nội dung nghị sự “nóng” tại nhiều hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, đang diễn ra tại Campuchia từ 10-13/11.

Theo truyền thông Thái Lan, Singapore và Malaysia, nhiều nhà lãnh đạo đã chủ động đề cập vấn đề Myanmar tại các Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc, ASEAN+3, ASEAN+1 với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Canada trong 2 ngày 11-12/10.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc tại Campuchia. Nguồn: Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc tại Campuchia. Nguồn: Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia.

Đáng chú ý, phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antoni Guterres hôm 12/11 bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến tình hình ở Myanmar, gọi đây là “cơn ác mộng không hồi kết” đối với người dân Myanmar. Ông Guterres cho rằng diễn biến tình hình hiện nay là rất đau lòng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trong cả khu vực. Xuất phát từ thực tế đó, ông Guterres hối thúc Chính quyền quân sự Myanmar cần trả tự do cho các tù nhân chính trị, dừng các hành vi bạo lực và khôi phục dân chủ ngay lập tức; khẳng định đây là cách duy nhất để quốc gia này thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng hối thúc ASEAN cần thúc đẩy một khuôn khổ khu vực để bảo vệ dân thường, nỗ lực tìm kiếm một chiến lược chung trong giải quyết vấn đề Myanmar.

Trong khi đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh tình hình Myanmar hiện rất nguy kịch và mong manh, việc thực thi “Đồng thuận 5 điểm” hầu như không đạt được tiến triển tích cực nào. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố chung, tái khẳng định “Đồng thuận 5 điểm” vẫn còn nguyên giá trị; hối thúc Chính quyền quân sự Myanmar nghiêm tục thực thi như đã cam kết tại Hội nghị cấp cao đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái. Tuyên bố cũng khẳng định ASEAN cam kết hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp hòa bình và bền vững đối với tình hình hiện nay.

Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được giao nhiệm vụ thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện với những tiêu chí chắc chắn, thực tế, có thể đo lường được cũng như lộ trình cụ thể để thực hiện “Đồng thuận 5 điểm”.

Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh lời kêu gọi Liên hợp quốc và các đối tác đối thoại của ASEAN ủng hộ “Đồng thuận 5 điểm”, ủng hộ vai trò và nỗ lực của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình./.

(theo VOV)

https://vov.vn/the-gioi/van-de-myanmar-nong-tai-hoi-nghi-cap-cao-asean-40-va-41-post983606.vov

 


Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.