Cuộc chiến Ukraine: Mỹ được lợi, EU điêu đứng?

0
0

 - Kịch bản đang lặp lại. Cuộc chiến ở Ukraine và cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây đang đem lại lợi ích cho Mỹ nhưng lại khiến Châu Âu điêu đứng. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire vừa có những phát biểu về việc Mỹ đang tận dụng cuộc khủng hoảng năng lượng trong EU để làm lợi cho mình. Cụ thể, Washington đang bán khí đốt cho Liên minh Châu Âu (EU) với giá cao gấp bốn lần so với giá trong nước.

 

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thẳng thừng cảnh báo không nên để Mỹ thống trị thị trường năng lượng toàn cầu trong khi EU phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Phát biểu trước Quốc hội hôm thứ Hai đầu tuần, Bộ trưởng Le Maire đã nói: “Xung đột ở Ukraine không được kết thúc bằng sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU”.

Bộ trưởng Le Maire cho rằng, việc Washington “bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình với giá gấp 4 lần giá mà họ bán cho các nhà công nghiệp của nước họ” là điều không thể chấp nhận. Ông này nhấn mạnh thêm rằng “sự suy yếu kinh tế của châu Âu không phải là lợi ích của bất kỳ ai”.

 “Chúng ta phải đạt được một mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn về vấn đề năng lượng giữa các đối tác Mỹ và lục địa Châu Âu”, Bộ trưởng Le Maire nói.

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, chịu trách nhiệm về khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Tuy nhiên, do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow trong những tháng gần đây, nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đã giảm đáng kể.

Đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, các nước EU đã gấp rút lấp đầy các kho lưu trữ khí đốt của họ - mức dự trữ trong các kho chứa dưới lòng đất của các nước EU đã đầy 91% tính đến hôm 10/10, Cơ sở Hạ tầng Khí Châu Âu cho biết. Các kho dự trữ phần lớn được lấp đầy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và hiện đang ở mức cao nhất theo mùa kể từ ít nhất là năm 2016, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Tuy nhiên, nhập khẩu LNG từ nước ngoài có giá cao hơn nhiều so với khí được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn, và giá năng lượng trong khối tiếp tục tăng cao.

EU đã xem xét đặt giới hạn giá khí đốt tự nhiên cho tất cả các nhà cung cấp, nhưng một số quốc gia phản đối điều này. Na Uy, một quốc gia không thuộc EU nhưng là đối tác trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và là một trong những nhà cung cấp khí đốt lớn của EU, gần đây đã cảnh báo rằng một bước đi như vậy có thể làm trầm trọng thêm tình hình, buộc các nhà xuất khẩu phải chuyển hướng cung cấp sang các thị trường khác.

Việc Mỹ được lợi từ cuộc đối đầu giữa Nga và Châu Âu hiện tại đã được Moscow nhắc đến cách đây chỉ vài ngày. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov mới đây cũng cho rằng người Mỹ hiện đang kiếm tiền "điên rồ" bằng cách bán khí đốt cho các quốc gia châu Âu với giá cắt cổ.

“Người châu Âu trả mức tiền như vậy cho khí đốt đã làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Sản xuất đang sụp đổ. Quá trình phi công nghiệp hóa đang đến gần. Tất cả những điều này sẽ gây ra những hậu quả rất, rất tồi tệ cho lục địa châu Âu, ít nhất là trong vòng 10-20 năm tới,” ông Peskov khẳng định.

Kịch bản EU hứng chịu, Mỹ hưởng lợi trong cuộc đối đầu với Nga đã lặp lại. Trước đó, từ những ngày đầu xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Mỹ đã ép EU phải theo họ để tung ra hàng loạt biện pháp trừng mạnh tay nhằm vào Nga. Những đòn trừng phạt của EU tăng dần về cấp độ khắc nghiệt khi nhằm vào những ngành kinh tế then chốt của Nga như ngân hàng, năng lượng và quân sự.

Không thể phủ nhận thực tế là các đòn trừng phạt đó đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, khiến nền kinh tế Nga lao đao.

Tuy nhiên, điều đáng nói là EU cũng phải nhận quả đắng từ việc theo đuổi chính sách trừng phạt này. EU cũng phải đối mặt với rất nhiều tổn thất về kinh tế. Trong khi đó, Mỹ - nước dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga, hầu như không bị hề hấn gì mà thậm chí còn được hưởng lợi.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Xử lý đối tượng thường xuyên live stream bán hàng giả trên mạng xã hội

(VnMedia) - Mới đây, công an TP Thanh Hóa đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến đến việc sản xuất, buôn bán dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh nghi là hàng giả và thường xuyên stream bán sản phẩm này trên các trang mạng xã hội

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo 'nóng' việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

(VnMedia) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá vàng liên tục tăng mạnh mẽ, vượt đỉnh lịch sử

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/3), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh mẽ tới gần 42 USD/ounce lên mức kỷ lục. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng vọt lên trên mức 81 triệu đồng/lượng ở chiều bán khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (28/3).

VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.