Vì sao các nhà khoa học Việt Nam chưa “dấn thân”?

0
0

 - Các nhà khoa học Việt Nam được đánh giá là chưa mạnh dạn dấn thân vào con đường thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Vì sao?

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng rất hiếm thấy sản phẩm nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam được đưa vào ứng dụng thực tế, đưa ra thị trường… thì Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã phân tích rõ các nguyên nhân của vấn đề này.

Phát biểu tại Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập", GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nhấn mạnh, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả ứng dụng nổi bật, có nhiều công nghệ đã sẵn sàng chuyển giao, nhưng Viện vẫn chưa thể phát huy hết thế mạnh của mình trong công tác ứng dụng và thương mại hóa thương mại hoá tài sản trí tuệ của Viện vì còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Theo GS Châu Văn Minh, có một khó khăn thách thức từ chính các nhà khoa học. Đó là, nhà khoa học chỉ có 2 lựa chọn để thương mại hóa được kết quả nghiên cứu KH&CN của mình. Một là chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, hai là tự mình khởi nghiệp.

Đa số các nhà khoa học lựa chọn phương án chuyển giao công nghệ hoặc giao lại cho tổ chức chủ trì để chuyển giao mà không chọn phương án tự mình khởi nghiệp do bản chất của các nhà khoa học là đam mê nghiên cứu khám phá các vấn đề mới và không có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nên không đủ tự tin để thực hiện.

Về chủ chương chung, Nhà nước rất khuyến khích phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, đặc thù của loại hình này có tính rủi ro cao (thường chỉ 3-5% thành công), có thể không thành công nhiều lần và thông thường gắn chặt với tác giả tạo ra công nghệ. Sau khi thất bại, các nhà khoa học này rất khó có thể quay trở lại con đường nghiên cứu khoa học của mình vì nhiều lý do khác nhau.

Trong khi đó, hiện nay chưa có chính sách đảm bảo việc sử dụng các nhà khoa học khi triển khai doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không thành công.

Chính vì vậy các nhà khoa học còn chưa mạnh dạn dấn thân vào con đường thương mại hóa và các kết quả nghiên cứu vẫn chưa được đưa vào thực tế ứng dụng.

GS Châu Văn Minh
GS Châu Văn Minh

Đặc biệt, GS Châu Văn Minh đã phân tích rõ thách thức từ phía doanh nghiệp. Theo nhà khoa học Châu Văn Minh, qua thực tiễn nhận thấy các doanh nghiệp trong nước khi đến làm việc thường chỉ quan tâm công nghệ đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sản xuất mà ít quan tâm mua công nghệ quy mô phòng thí nghiệm, quy mô pilot để tiếp tục đầu tư phát triển vì có nhiều rủi ro. Trong khi với cơ sở vật chất của Viện Hàn lâm nói riêng và của các đơn vị nghiên cứu trong cả nước nói chung hiện nay khó có thể tạo ra công nghệ sẵn sàng ở quy mô sản xuất lớn để chuyển giao.

Theo GS Châu Văn Minh, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh phí chủ động đặt hàng các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong nước giải quyết vấn đề cụ thể của doanh nghiệp vì e ngại rủi ro và thiếu thông tin.

Một số doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào các công nghệ được tạo ra từ các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu trong nước mà vẫn lựa chọn mua công nghệ nước ngoài. Trong khi đó, các thông tin giới thiệu về các sản phẩm công nghệ của các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu trong nước với doanh nghiệp còn hạn chế do cơ sở dữ liệu khá rời rạc và chưa đồng bộ.

Cùng với đó, các tổ chức trung gian làm cầu nối cho các nhà khoa học và doanh nghiệp còn yếu về năng lực, thiếu sự hỗ trợ về cơ chế chính sách nên khả năng hỗ trợ thương mại hoá còn hạn chế, đồng thời thiếu sự liên kết với mạng lưới trong khu vực và quốc tế.

Nói về những hạn chế, thách thức từ các cơ quan quản lý, GS Châu Văn Minh cho biết, kết quả nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN được hướng dẫn xử lý chưa thống nhất; Cùng với đó, việc định giá tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN theo Luật giá 2012 và Nghị định 70/2018/NĐ-CP khó thực hiện ngay cả đối với các đơn vị có chức năng thẩm định gây khó khăn trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Thậm chí, trong một số trường hợp cơ quan chủ trì và tác giả có thể bị quy trách nhiệm hình sự làm thất thoát tài sản nhà nước theo Luật Hình sự 2015.

Cũng theo GS Châu Văn Minh, một số quy định ngành chưa phù hợp gây khó khăn trong ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu (VD: Theo Thông tư 35/2018/BYT của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Luật Dược chỉ cho phép thử nghiệm lâm sàng thuốc nguồn gốc hóa dược khi nguyên liệu được sản xuất trên dây chuyển sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP trong khi chưa có cơ sở nghiên cứu nào đạt tiêu chuẩn này ở Việt Nam).

GS Minh cũng cho biết, các sản phẩm khoa học khó tham gia mua sắm công do chưa có chính sách khuyến khích, ưu tiên trong mua sắm công.

Để các kết quả nghiên cứu có thể tiếp cận nhanh chóng hơn vào thị trường và tạo điều kiện cho các nhà khoa học triển khai ứng dụng và thương mại hóa kết quả khoa học và tài sản trí tuệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đề nghị các cơ quan quản lí nhà nước rà soát, điều chỉnh thống nhất các quy định, văn bản pháp lý liên quan thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Sở hữu trí tuệ…;

Xây dựng chính sách khuyến khích và bảo vệ các nhà khoa học khi được phân công quản lý, điều hành doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Có chính sách cụ thể để các nhà khoa học đã tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sau 3 đến 5 năm được quay về làm việc ở Viện/Trường, cơ quan nghiên cứu khoa học (kể cả trong trường hợp không thành công).

Để một sản phẩm KH&CN được đưa vào ứng dụng thực tiễn, nhà khoa học phải trải qua quá trình thực hiện nhiều bước từ ý tưởng, phê duyệt đề tài nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, thử nghiệm sản xuất ở quy mô pilot, sản xuất ở quy mô công nghiệp. Các hoạt động này trải qua đánh giá ở nhiều hội đồng xét duyệt, nghiệm thu và thường bị ngắt quãng. Do đó, Viện KH&CN Việt Nam đề nghị cần có chính sách đầu tư các nhiệm vụ KH&CN dài hạn gắn các nhà khoa học thực hiện đến sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh.

Viện cũng đề nghị xây dựng cơ chế thúc đẩy hoạt động kết nối Viện/Trường với doanh nghiệp, nhằm phát hiện vấn đề, tìm kiếm giải pháp, tạo công nghệ phù hợp với doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN.

Đồng thời, có chính sách khuyến khích, ưu tiên mua thiết bị, công nghệ… là sản phẩm khoa học được tạo ra từ các nghiên cứu trong nước trong mua sắm công.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử

(VnMedia) - Tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bắc Bộ chuyển rét, đêm nay Hà Nội 16 độ

(VnMedia) - Hôm nay 19/3, Bắc bộ có dạng thời tiết trời nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời chuyển rét.

Lý do Internet VNPT được nhiều người lựa chọn

(VnMedia) - Trong số các nhà cung cấp dịch vụ Internet, VNPT đã thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều người dùng. Dưới đây là những lý do dịch vụ Internet của VNPT được nhiều người ưa chuộng?

HLV Troussier công bố danh sách tuyển Việt Nam đấu Indonesia

(VnMedia) - Tối ngày 18/3, HLV Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam hướng tới 2 trận đấu gặp Indonesia thuộc lượt trận 3 và 4, trong khuôn khổ bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026, khu vực châu Á. Đáng chú ý là sự vắng mặt của Công Phượng và Duy Mạnh ở loạt trận đấu sắp tới.

Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

(VnMedia) - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.