Chuyên gia Worldbank: Cần kịp thời tính đủ giá trị của nước để thu phí sử dụng nước

0
0

 - Chuyên gia về tài nguyên nước của Worlbank cho rằng, Việt Nam cần phải có những hành động kịp thời để tính đúng, tính đủ giá trị của nước dựa trên nguyên tắc người sử dụng, người hưởng lợi từ nước phải trả phí.

Trong 2 ngày 19 và 20/9 tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức cuộc họp với chuyên gia luật quốc tế để hỗ trợ xây dựng Luật tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu chủ trì cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, một trong những điều mà dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi) hướng đến là xác định rõ vai trò, giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Việc sử dụng nước là bình đẳng đối với mọi trường hợp khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ nước nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật tài nguyên nước sửa đổi cũng hướng đến mở rộng cấp giấy phép tài nguyên nước theo các quy mô đối với những trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt nước (trên sông, ven sông, hồ chứa,…)  ảnh hưởng tới việc thay đổi, thu hẹp dòng chảy nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, ông Stephen Hodgson - Chuyên gia về luật nước và môi trường quốc tế cho rằng, tài nguyên nước về bản chất là một loại hàng hoá thị trường mang những tính chất đặc biệt. Làm tốt vấn đề kinh tế nước sẽ quyết định thái độ sử dụng nước. Nếu coi nước là hàng hóa không có giá trị, “cho không” thì sẽ dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, lãng phí tài nguyên nước.

Ông Stephen Hodgson góp ý, Luật nên quy định rõ mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời, các khoản thu tài chính tối thiểu phải bằng chi phí bỏ ra để quản lý tài nguyên nước.

 

Ông Stephen Hodgson cũng đánh giá, Việt Nam được xem là nước xuất khẩu nước nhiều nhất thế giới (xét về khía cạnh đóng góp của tài nguyên nước đối với các mặt hàng hoá được xuất khẩu). Do vậy, để đạt được an ninh nguồn nước, Việt Nam cần phải có những hành động kịp thời để tính đúng, tính đủ giá trị của nước dựa trên nguyên tắc người sử dụng, người hưởng lợi từ nước phải trả phí.

Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò của tài nguyên nước trong nền kinh tế, coi nước là một sản phẩm đầu vào. Các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch tổng thể phải tính đến giá trị tài nguyên nước đóng góp vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Báo cáo “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có thích ứng, sạch và an toàn” của WB năm 2019 cho thấy, với mỗi đơn vị (m3) nước, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 đôla GDP, khoảng hơn 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 đôla.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tình trạng tiêu cực trong cấp giấy chuyển tuyến

(VnMedia) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thừa nhận, thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiên hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc...

Bắt Tổng giám đốc lừa đảo chiếm đoạt tiền của hàng nghìn khách hàng

(VnMedia) - Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Hoành (SN 1975; ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bí quyết vượt mốc hơn 5 triệu lượt tải trên Google Play của ứng dụng vnEdu Connect

(VnMedia) -  vnEdu Connect là ứng dụng dịch vụ số doanh nghiệp đầu tiên của VNPT đạt 5 triệu download trên Google Play.

Hai thiếu nữ bị đâm chết ở Bắc Ninh, thủ phạm tự tử bất thành

(VnMedia) - Hẹn gặp bạn gái quen qua mạng tại chùa Đông Lai, Trang Liệt, Trang Hạ, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) để nói chuyện, sau đấy Thiện đã dùng dao đâm chết cô gái này và một người bạn đi cùng rồi dùng dao tự đâm vào ngực và cắt cổ tay để tự sát...

Giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân

(VnMedia) – Theo Bộ Tài chính, việc giảm 2% mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tăng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh.