Xét xử sơ thẩm vụ ‘bay lắc’ trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

0
0

 - Ngày 30/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử các bị cáo trong vụ án "bay lắc" tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 3 ngày.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử, gồm: Nguyễn Xuân Quý (SN 1983, ở Thanh Trì), Nguyễn Văn Ngọc (SN 1974, ở Đống Đa), Nguyễn Trung Nguyên (SN 1983, ở Thường Tín), Nguyễn Công Thường (SN 1986, ở Thanh Trì), Lê Hoàng Hải (SN 1986, ở Ba Đình), Bùi Chí Hải (SN 1988, ở Thanh Trì) bị đưa ra xét xử về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý, Mua bán trái phép chất ma tuý và Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. 

Liên quan đến vụ án, các bị cáo nguyên là cán bộ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 bị đưa ra xét xử gồm: Đỗ Thị Lưu (nguyên Trưởng khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;

Nguyễn Minh Huệ và Bùi Thị Hạt (nguyên điều dưỡng viên và hộ lý Khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị truy tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; 

Nguyễn Anh Vũ (nguyên kỹ thuật viên Khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị truy tố về tội Chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý.

Theo cáo trạng vụ án, Nguyễn Xuân Quý tự nhận mình là người bình thường, không bị tâm thần. Nhưng cuối năm 2018, Quý đã nhận quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I, huyện Thường Tín. Quý thừa nhận giả làm bệnh nhân tâm thần để trốn tránh việc chấp hành bản án phạt tù của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì.

Tuy điều trị bắt buộc trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương nhưng Quý là “bệnh nhân VIP”. Trong bệnh viện, "ông trùm" thu thập các đàn em nghiện, rồi cả nhóm cải tạo phòng điều trị thành phòng “bay lắc”, với hệ thống cách âm, âm thanh, ánh sáng đầy đủ. Quý vẫn thường xuyên được phép ra khỏi bệnh viện, thậm chí có những lúc do đàn em lái xe đưa đi. Quá trình này, Quý nhập về số lượng lớn ma túy, thuốc lắc, ketamine… từ một đối tượng tên Cường ở tỉnh Nghệ An.

Sau đó, Quý mang ma túy về các phòng điều trị, sai đàn em chia nhỏ vào các hộp, cất lên nắp trần phòng để bán lẻ kiếm lời. Các hành vi tổ chức sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy đều được Quý và đàn em thực hiện ngay trong Bệnh viện Tâm thần trung ương I.

Ngày 20-3-2021, Nguyễn Xuân Quý cùng đàn em ra ngoài bệnh viện chơi và tìm chỗ “bay lắc”, mang theo 10 gram ketamine cùng 10 viên thuốc lắc. Cả nhóm lái xe đến khách sạn Riverside, số 3 Vân Đồn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Quý chỉ đạo thuê loa đài, đèn laze và thuê 4 nhân viên nữ đến để “bay lắc”. Mỗi nữ nhân viên này được trả 5 triệu đồng. Khi cả nhóm đang “bay lắc” thì bị lực lượng chức năng ập vào bắt quả tang.

Nhờ nhóm bác sĩ cố tình làm ngơ, Quý và đàn em đã “lộng hành” tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I trong thời gian dài, biến phòng điều trị thành phòng “bay lắc”. Sau khi xảy ra sự việc, ông Vương Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương I bị kỷ luật cách chức vì buông lỏng quản lý, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội trong phạm vi bệnh viện.

Bác sĩ Lưu là mắt xích quan trọng trong vụ án. Cáo trạng xác định, bác sĩ Lưu là Trưởng khoa, chịu mọi trách nhiệm về công tác chuyên môn, quản lý hành chính và nhân sự của khoa. Ngoài việc điều trị tự nguyện cho bệnh nhân tâm thần, khoa của bị cáo Lưu còn điều trị cho 10 bị can đang áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, trong đó có Quý.

Theo lời khai của kẻ cầm đầu nhóm "bay lắc" là Nguyễn Xuân Quý, hằng tháng, Quý phải nộp cho bác sĩ Lưu 6-10 triệu đồng tiền buồng bệnh để được tự do sử dụng và đưa bạn bè đến "bay lắc" mà không bị nhắc nhở. Quý khai rằng từng bị ông Lưu đe dọa sẽ nhận xét vào bệnh án là sức khỏe tốt để đi chấp hành án, không được điều trị tại khoa.

P.Mai


Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.