Quyền được sống đúng với giới tính mong muốn của người chuyển giới

0
0

 - Luật Chuyển đổi giới tính sẽ là cơ sở pháp lý bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước…

Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xoá bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBTIQ, trong đó phải kể đến, điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi năm 2015) đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính.

Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lí cụ thể về việc chuyển đổi giới tính, người chuyển giới tại Việt Nam vẫn phải đi nước ngoài hoặc tới các cơ sở khám, chữa bệnh bất hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các can thiệp y tế, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người chuyển giới.

 Sau khoảng thời gian trì hoãn do dịch COVID-19, ngày 28/6 vừa qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính. Nếu được xây dựng và thông qua, Luật Chuyển đổi giới tính sẽ là cơ sở pháp lý để người có mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Trước thực tế trên, ngày 26/8, hơn 80 đại biểu đến từ các cơ quan của Quốc hội, các bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tư pháp, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế  đóng góp cho Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, vấn đề công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung là quan điểm xuyên suốt, nhất quát của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Bà Thúy đánh giá, đối với quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới, những năm vừa qua, Việt Nam đã có một số bước tiến trong việc bảo đảm các quyền này.

Đặc biệt, từ 01/01/2017, Việt Nam cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên cá nhân nào được thực hiện chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch… thì chưa được quy định cụ thể.

"Do vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay chưa được triển khai trong thực tiễn." - Bà Kim Thúy nói và cho biết, trong kế hoạch triển khai thực hiện Bộ luật dân sự năm 2015, Chính phủ giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính. Năm 2019, dự án Luật đã được Bộ Tư pháp thẩm định.

Trong lĩnh vực hình sự, trước đây, các loại tội phạm tình dục của người đồng tính chưa được điều chỉnh một cách cụ thể trong các quy định của pháp luật, quan niệm về hành vi giao cấu chưa được đề cập một cách đầy đủ đối với các hành vi tình dục trái phép giữa những người cùng giới tính.

Bộ Luật hình sự năm 2015 đã có những thay đổi nhất định đối với các quy định về tội phạm tình dục khi đề cập đến "các hành vi tình dục khác".

Quy định này có tính mở, đảm bảo cho người đồng tính cũng như các công tác xét xử đối với các tội phạm tình dục hiện nay.

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 có quy định người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính, chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng thông tin, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và dự kiến được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) cũng có thể coi là một trong các công cụ pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới khi quy định hành vi “kỳ thị, phân biệt đối xử về giới tính” là hành vi bạo lực gia đình và quy định Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cũng được áp dụng với “người chung sống với nhau như vợ, chồng” (bao gồm cả cộng đồng LGBTQ+) 

Về dự án Luật Chuyển đổi giới tính, và Thúy cho biết, các cơ quan của Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với Hồ sơ dự án Luật khi Chính phủ trình.

Để tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm nghiên cứu, bổ sung quy định hỗ trợ về tâm sinh lý đối với nhóm trẻ dưới 16 tuổi có bản dạng giới khác với giới tính khi sinh để giúp các em phòng tránh các hậu quả tiêu cực có thể có do tình trạng “bức bối giới”, “phiền muộn giới” mang lại.

Bà Kim Thúy cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội …; đồng thời, bổ sung quy định về nguyên tắc và nội dung phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện Luật để bảo đảm tính khả thi và giải quyết được những vấn đề xã hội, nhân thân có liên quan…

Theo Bộ Y Tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam.  Do các định kiến trong xã hội, người chuyển giới thường phải đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày trên nhiều phương diện, ví dụ như khi thực hiện các thủ tục y tế, hành chính hay xin việc làm. Điều này đòi hỏi sự nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các khung pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền của người chuyển giới tại Việt Nam. 

Tuệ Khanh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.