Nhân lực trẻ và câu chuyện “đón đầu hay chờ đợi”

0
0

- Nằm trong chuỗi hoạt động Tư vấn hướng nghiệp - Tuyển sinh năm 2022, hôm nay, Trường Đại học Phenikaa tổ chức tọa đàm hướng nghiệp với chủ đề “Ngành nghề mới ở Việt Nam, nhân lực sẽ đón đầu hay chờ đợi?”.

Thời gian qua, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới đã trải qua những biến động không nhỏ vì đại dịch COVID-19. Cùng đó, các thành tựu khoa học - công nghệ và xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu đã mang đến những thay đổi lớn lao cho thị trường lao động. Nhiều công việc, vị trí nghề nghiệp mới ra đời, trong khi không ít lĩnh vực truyền thống dần dần thu hẹp, thậm chí “biến mất” trên thị trường tuyển dụng.

Trong bối cảnh đó, Tọa đàm mang đến góc nhìn về thị trường lao động, cùng những cơ hội và thách thức đang chờ đón thế hệ trẻ. Đây là những thông tin vô cùng hữu ích với các học sinh đang và sắp đứng trước sự lựa chọn lớn của cuộc đời với hàng loạt câu hỏi: Chọn học ngành nào? Chọn trường nào? Ra trường sẽ làm gì?...

Đồng thời, Tọa đàm cũng mang đến cho các bậc phụ huynh những tham vấn quan trọng khi coi việc học của con em như một khoản đầu tư lớn cho tương lai - nên đầu tư theo lộ trình như thế nào? Làm sao để tối ưu hóa nguồn lực hiện có và “về đích” nhanh nhất?

Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Theo PGS.GS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, cha mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang, vào được những trường đại học danh tiếng, rồi kiếm được công việc tốt, có thu nhập hậu hĩnh… Đó là cái “đích đến” được hình dung, và nhìn vào đó con trẻ miệt mài học tập, cha mẹ miệt mài đầu tư. Nhưng, không ít vấn đề cụ thể khác đã bị bỏ qua: ngành học đó có phù hợp với tố chất của bạn trẻ hay không, khi tốt nghiệp thì ngành nghề đó có còn “đắt giá” hay không?...

“Chẻ nhỏ vấn đề hơn, lại có các tiêu chí chọn trường được cụ thể hóa theo từng gia cảnh, từng mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên. Đây chính là những vấn đề mà chúng tôi đưa ra bàn luận, giải đáp trong buổi Tọa đàm này cũng như rất nhiều hoạt động hướng nghiệp trong thời gian tới”, PGS.GS Nguyễn Phú Khánh nói.

Thầy Phó Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh thêm, qua quá trình nghiên cứu dữ liệu, nắm bắt xu hướng của các ngành nghề cũng như những biến động trên thị trường tuyển dụng qua các giai đoạn, Trường Đại học Phenikaa đã có những dự báo tổng quan về đào tạo - tuyển dụng dài hạn để làm căn cứ cho việc mở ngành học mới, tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ thực hành cho sinh viên.

Ngoài ra, Trường đã sớm hình thành mô hình gắn kết giữa Nhà trường - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp để tối ưu hóa lộ trình học tập - thực hành cho sinh viên; đào tạo theo “đặt hàng” doanh nghiệp; cung ứng cho thị trường những nhân sự đảm bảo chất lượng. Vì vậy, sinh viên Phenikaa luôn có cơ hội tham gia trải nghiệm và thực tập tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn hoặc đối tác của Trường.

Cũng trong buổi tọa đàm, ông Hoàng Hưng Hải - Giám đốc sản phẩm Qualcomm Việt Nam cho biết: “Từ góc độ doanh nghiệp, không chỉ Qualcomm mà hầu như các doanh nghiệp khác đều phải có kế hoạch dài hơi về nhân sự, bám sát và điều chỉnh theo kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Vì thế, từ nhiều năm trở lại đây, chúng tôi đã có sự đồng hành với các trường qua những mô hình khác nhau như tài trợ phòng Lab, nhận sinh viên thực tập hoặc tư vấn về kiến thức mới cho chương trình đào tạo. Qua đó, có sự tiếp cận hai chiều giữa doanh nghiệp với các nhân sự trẻ tương lai”.

Đại diện Qualcomm cũng đánh giá cao mô hình “viện nghiên cứu trong trường học” đang được Phenikaa áp dụng, qua đó tận dụng được nguồn lực, tri thức từ các doanh nghiệp đến với các sinh viên; đồng thời giúp các em sớm làm quen với những công nghệ mới nhất, trực tiếp trải nghiệm và tham gia nghiên cứu, xây dựng những sản phẩm ứng dụng công nghệ đó.

Chia sẻ thêm về điều này, ông TS Hà Minh Hoàng - Phó Trưởng khoa CNTT, Giám đốc Công ty CP Chuyển đổi số Phenikaa (PDT) đưa ra những nhận định về thực trạng của ngành CNTT - một ngành với nhiều vị trí công việc “hot” được các bạn trẻ yêu thích.

“Khác với nhiều lĩnh vực khác, ngành CNTT không hề “thừa thầy thiếu thợ” mà thực tế là thiếu cả “thày” lẫn “thợ”. Thực tế là công nghệ có tốc độ phát triển và thay đổi quá nhanh, vì nhiều lý do mà các trường đại học, cao đẳng rất khó cập nhật kiến thức - thậm chí không không thể theo kịp - để điều chỉnh, bổ sung vào chương trình đào tạo. Kéo theo đó là khó mời giáo viên, khó định dạng được những tiêu chí “đầu ra” cho sản phẩm đào tạo”, TS Hà Minh Hoàng cho biết.

Tuy nhiên, cũng từ vị trí của người mang “2 vai” - đào tạo và tuyển nhân sự, ông Hoàng cho rằng, các bạn trẻ không nên đổ xô vào học CNTT một cách vội vàng mà nên có sự cân nhắc, dựa trên thực lực và tố chất của chính mình, tránh tình trạng học 1-2 năm rồi lại tìm cách chuyển ngành vì không phù hợp, không yêu thích ngành nghề và công việc đó nữa. 

Là người đã trực tiếp phỏng vấn nhiều cấp độ nhân sự khác nhau, từ các bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học cho đến những ứng viên đã có “bề dày” tích lũy, bà Trần Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phenikaa - đã chia sẻ những điểm trọng yếu mà các ứng viên cần lưu ý.

Theo bà Phương, thông thường, tất cả các ứng viên đánh giá theo 3 tiêu chí: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ. Các kiến thức nền tốt, đáp ứng đúng theo lĩnh vực ứng tuyển là đương nhiên, nhưng để ghi điểm thêm hoặc làm căn cứ lựa chọn, thì các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kỹ năng và thái độ của ứng viên. Với các bạn mới ra thường, nhà tuyển dụng sẽ không quá chú trọng đến kinh nghiệm mà tập trung vào 2 yếu tố trên. Trong số các kỹ năng, kỹ năng phản biện được đánh giá cao. Người biết lắng nghe, tìm cách phản biện và tập hợp được luận điểm phản biện sẽ tự học hỏi được rất nhiều từ chính quá trình đặt câu hỏi đó. Ngoài ra, khi phân tích thái độ của các ứng viên, nhân viên thử việc, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đánh giá tinh thần ham học hỏi và sự nghiêm túc trong công việc. Một ứng viên cẩn trọng khi chuẩn bị CV, nghiêm túc khi lựa chọn công việc, chỉn chu khi chuẩn bị phỏng vấn… sẽ cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng và đặt ưu tiên cao vào vị trí mà bạn đó lựa chọn. Đấy là yếu tố “ghi điểm” rất cao với nhà tuyển dụng.

Nhìn nhận về cơ hội việc làm cũng như quan điểm về vấn đề “chọn nghề” trong thời đại công nghệ số gắn liền với sự phát triển của mọi ngành nghề, sinh viên Nguyễn Minh Hằng - K14 ngành Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế và Kinh doanh - cho biết: “Từ kinh nghiệm bản thân, em thấy rằng việc học ngày nay không chỉ bám vào cần cù, chăm chỉ mà còn đòi hỏi sự chủ động rất cao. Chủ động tìm hiểu thông tin để định hướng nghề nghiệp và tích lũy các kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ cần thiết. Chủ động tham gia vào các mạng lưới để làm dày vốn sống và sự tự tin giao tiếp… hay sau này là chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp mà mình muốn “đầu quân” vào, vị trí công việc mà mình mong muốn. Nói như giới trẻ chúng em thường truyền tai nhau là “tốc độ thành công của mình phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”.

Sinh viên Nguyễn Minh Hằng - K14 Khoa Kinh tế và Kinh doanh

Cũng trong chuỗi hoạt động Tư vấn hướng nghiệp - Tuyển sinh năm nay, Trường Đại học Phenikaa đã phối hợp với Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới (EduLightenUp) khởi động Dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả” đồng hành cùng các trường THPT. Khi tham gia Dự án, nhóm học sinh đề xuất đề tài và trình bày trước hội đồng chuyên môn gồm các giảng viên Trường Đại học Phenikaa và đại diện doanh nghiệp do Phenikaa mời. Những dự án được đánh giá có tính khả thi sẽ được hỗ trợ về phòng thí nghiệm, chi phí nguyên vật liệu và giáo viên hướng dẫn…

Để tạo đà cho học sinh bứt phá, bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Trường Đại học Phenikaa còn tạo điều kiện để các em tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và phát triển kỹ năng cá nhân nâng cao tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…. Cụ thể, chương trình giao lưu “Cùng Phenikaa khởi nghiệp” sẽ được tổ chức dự kiến 1-2 lần/năm. Chương trình bao gồm đào tạo, tổ chức seminar, trải nghiệm, games... về các nghề nghiệp, yêu cầu của doanh nghiệp, xây dựng “bản đồ sự nghiệp” cho mỗi học sinh. Trong buổi đó, các Doanh nhân có thể phát hiện những nhân tố tiềm năng và trở thành coach cho học sinh, giúp các em hiện thực hóa “bản đồ sự nghiệp” của mình.

Một số khuyến nghị không chỉ dành cho các sinh viên đại học, cao đẳng mà ngay từ bậc học THPT đã có thể áp dụng:

- Tìm hiểu, trau dồi kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ số.

- Có ý thức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy critical thinking

- Học tập ngoại ngữ một cách CÓ MỤC ĐÍCH, liên tục trau dồi kiến thức.

- Người trẻ cần đặt ra chiến lược cuộc đời với mục đích cụ thể để từng bước thực hiện.

- Tích cực tham gia các khóa học, hội thảo… để thu thập thông tin đa chiều, có căn cứ khi định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành và trường học.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Bắn súng đem về tấm HCĐ thứ 10 cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19

(VnMedia) - Sáng 28/9, nhóm xạ thủ Phạm Quang Huy, Phan Công Minh và Lại Công Minh đã giành được huy chương Đồng (HCĐ) nội dung súng ngắn hơi 10m đồng đội nam, qua đó đem về tấm HCĐ thứ 10 cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19.

9 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam cao kỷ lục

(VnMedia) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Tuyển Việt Nam giữ vững vị trí 95 thế giới trên bảng xếp hạng FIFA

(VnMedia) - Đội tuyển Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ 95 trên bảng xếp hạng FIFA sau khi có được chiến thắng 2-0 trước tuyển Palestine trong dịp giao hữu quốc tế FIFA Days.

Dự báo thời tiết ngày 28/9: Mưa to nhiều nơi, đề phòng lũ quét, sạt lở đất

(VnMedia) - Hôm nay miền Bắc đến Nghệ An còn mưa to nhiều nơi. Từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và Nam Bộ lượng mưa giảm hơn. Các khu vực này, sau hôm nay mưa lớn giảm nhanh. Cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

(VnMedia) - Liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đề xuất cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do nguồn lực còn lại lớn.