Nga, Trung “bình thường hóa” với Triều Tiên, gây đau đầu cho Mỹ?

0
0

 - Vào đầu tuần này, hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên (KCNA) đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao đổi thư với Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong Un.

 

Nguồn tin cho hay cả hai nước Nga và Triều Tiên “đã nhất trí cùng nhau nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác song phương toàn diện và mang tính xây dựng”.

Diễn ra đúng dịp kỷ niệm ngày độc lập của Triều Tiên (15/8), hành động “chìa tay” ra của Tổng thống Putin với Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Moscow đang tìm kiếm các đối tác mới, rời xa phương Tây. Hành động của ông chủ điện Kremlin cũng diễn ra sau khi có tin Triều Tiên sẵn sàng cử công nhân sang giúp xây dựng lại những vùng lãnh thổ “được giải phóng” ở hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk. Bình Nhưỡng đã chính thức công nhận về mặt ngoại giao đối với Donetsk và Lugansk, khiến Ukraine tức giận cắt đứt quan hệ.

Động thái của Tổng thống Putin cũng là một dấu hiệu cho thấy thế giới đã thay đổi rất nhiều. Chỉ cách đây vài năm, Nga cũng như Trung Quốc ít nhất vẫn còn sẵn sàng hợp tác với Mỹ để áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên trong một nỗ lực nhằm kiềm chế chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tình huống đó đã không còn tồn tại. Cuộc xung đột ở Ukraine và việc Mỹ tìm cách kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc hiện tại đồng nghĩa với việc chúng ta đang sống trong một môi trường thế giới quốc tế đa cực – nơi các cường quốc lớn đang tranh giành ảnh hưởng với nhau. Điều này đã phá vỡ không gian cho sự hợp tác trong những vấn đề chung đồng thời nó cũng làm gia tăng nhu cầu tính toán chiến lược giữa các đối thủ. Trong mắt của Moscow, thực tế trên đã làm cho những tính toán liên quan đến Triều Tiên của họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không khác gì thời Chiến tranh Lạnh.

Chúng ta không nên quên rằng chính Liên Xô đã giúp tạo ra đất nước Triều Tiên. Chính sau những ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II một cuộc cạnh tranh chiến lược tranh giành ảnh hưởng ở Đông Á bắt đầu nổi lên giữa Mỹ và Liên Xô ở những khu vực trước đây từng nằm dưới sự kiểm soát của đế quốc Nhật Bản. Khi Hồng quân Liên Xô tiến về phía nam, một thỏa thuận đã được tạo ra để phân chia bán đảo Triều Tiên ở vĩ tuyến 38.

Mặc dù thỏa thuận ban đầu được đưa ra chỉ để tạo ra một sự phân chia tạm thời nhưng những mâu thuẫn về địa chính trị chẳng bao lâu đã khiến sự phân chia đó trở thành lâu dài và cuộc đối đầu giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bắt đầu nổi lên. Hàn Quốc ở phía Nam được Mỹ hậu thuẫn trong khi CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc được Trung Quốc và Liên Xô hậu thuẫn.

Hai quốc gia non trẻ đã rơi vào một cuộc chiến tranh năm 1950 và một lần nữa lại được hậu thuẫn bởi các siêu cường nói trên. Cuộc xung đột đã chấm dứt 3 năm sau đó nhưng một thỏa thuận hòa bình chính thức đến nay vẫn chưa được ký kết. Và trong khi người dân Hàn Quốc, Triều Tiên mong muốn thống nhất đất nước thì sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc chiến trong những năm 1950 trở thành  một lời nhắc nhở rằng bán đảo này được xem là một khu vực có tầm quan trọng về địa chính trị nối giữa lục địa Á-Âu với các vùng biển phía đông.

Các cường quốc luôn xem đó là một bàn cờ trong nỗ lực thống trị khu vực Đông Bắc Á. Điều này đã dẫn đến cuộc giằng co, tranh giành kéo dài nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, trong 3 thập kỷ vừa qua, kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên nhận thấy nước này ngày càng trở nên bị cô lập khi Trung Quốc và Nga trong một thời gian đã tìm cách tăng cường quan hệ với phương Tây cũng như với Hàn Quốc. Vị thế thống trị của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc Moscow và Bắc Kinh không muốn phản đối mong muốn của Mỹ trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Mặc dù vậy, hiện tại, mọi thứ đã thay đổi. Triều Tiên giống như trước đây một lần nữa lại được xem là tiền đồn chống Mỹ có tính chiến lược không thể thiếu được.

Trong một môi trường như vậy, không có lợi gì cho Nga để hợp tác với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Vấn đề “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” đã không còn quan trọng và thay vào đó sự hiện diện của một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là một cái gai khác đối với Washington và nếu nhổ nó đi thì chỉ làm cho sức mạnh của Mỹ tăng lên.

Vì thế, khi Mỹ đề nghị đưa ra một nghị quyết trừng phạt thêm nữa nhằm vào Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi đầu năm nay, cả Nga và Trung Quốc đã phủ quyết và đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 15 năm qua hai nước này làm như vậy.

Hơn nữa, Nga có thể sẽ còn tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kinh tế và quân sự với Triều Tiên, chủ yếu là do giá trị chính trị và chiến lược của Bình Nhưỡng.

Với diễn biến nói trên, lịch sử đã hoàn tất một vòng quay trọn vẹn và khi Mỹ củng cố các liên minh để đối đầu với Moscow và Bắc Kinh thì chủ đề “các khối liên minh chính trị” lại bắt đầu nổi lên.

 

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Vai trò, sứ mệnh mới của truyền thông trong ASEAN

(VnMedia) - Trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".

Hủy phiên đấu thầu vàng lần thứ hai trong tuần

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo hủy đấu thầu phiên đấu thầu vàng sáng 25/4 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. 

Chuyển đổi số đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”

(VnMedia) - "Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, hàng loạt doanh nghiệp lớn như VNDirect, PVOIL… là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware với hình thức, thủ đoạn giống nhau là tấn công mã hóa dữ liệu nhằm mục đích đòi tiền chuộc...

Giá vàng tiếp đà giảm phiên thứ 3 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (25/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm thêm gần 6 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.