Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW

0
0

Ngày 26/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết liệt rà soát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện mục tiêu Nghị quyết

Báo cáo tóm tắt kết quả 5 năm Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 (Nghị quyết 19) gồm các nội dung chính: Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết đối với các nhiệm vụ được giao thuộc chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực GDĐT; Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Bộ GDĐT đã sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục; đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị; nỗ lực quản lý biên chế sự nghiệp của các đơn vị; đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực GDĐT.

Từ năm 2017 đến 2021, Bộ GDĐT đã ban hành và trình ban hành 268 văn bản bao gồm 2 Luật; 25 Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; 44 Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 197 Thông tư của Bộ trưởng.

Bộ GDĐT đã quyết liệt rà soát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện mục tiêu Nghị quyết. Vì vậy, nhiều đơn vị đã đổi mới cách thức quản lý, đổi mới hoạt động để mở rộng nguồn thu, cải thiện thu nhập, tăng thu nhập, phúc lợi chăm lo cho người lao động.

Giai đoạn 2011-2015, Bộ GDĐT có 8 đơn vị tự chủ chi thường xuyên. Đến năm 2022, Bộ có 26 đơn vị tự chủ tài chính, trong số 109 đơn vị sự nghiệp GDĐT công lập và đơn vị sự nghiệp KHCN công lập, đạt tỷ lệ 23,9% số đơn vị tự chủ tài chính so với mục tiêu tại Nghị quyết 19 là có 10% đơn vị tự chủ tài chính.

Sau khi hoàn thành sắp xếp, tổ chức lại, chỉ còn 44/56 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT. Các cơ sở giáo dục đại học sẽ thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 (đang được Bộ GDĐT xây dựng).

Với tỷ lệ biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 23,6%, Bộ GDĐT đã đạt và vượt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Bộ so với năm 2015 theo tinh thần của Nghị quyết 19.

Ngân sách cấp trực tiếp hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc năm 2021 giảm 21,7% so với năm 2015, vượt gấp đôi so với mục tiêu giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.

Bộ GDĐT đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện, giải pháp sử dụng đội ngũ giáo viên hợp đồng, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục; phối hợp với Bộ Nội vụ thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên nhân viên trong các năm học (từ 2017-2018 đến 2021-2022) nhằm đưa ra giải pháp trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục.

Đồng thời, đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổng rà soát hiện trạng đội ngũ, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ GDĐT đề nghị các địa phương không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giáo viên hàng năm để thực hiện tinh giản biên chế. Việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục phải gắn với việc đảm bảo các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách cũng như việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống, quy mô trường, lớp học của địa phương.

Nhiệm vụ chính trị hàng đầu và là cơ hội đổi mới toàn ngành

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GDĐT; quản lý biên chế công chức, viên chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công; nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước...

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị

Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ này, Bộ GDĐT có những kiến nghị cụ thể tới Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ,… Trong đó, thống nhất quan điểm về chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT cần đảm bảo tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm của cả nước, như vậy cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục sẽ chuyển dịch từ cấp hỗ trợ chi thường xuyên sang cấp hỗ trợ chi không thường xuyên theo các chương trình, dự án, đề án,…

Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến tham luận, ý kiến trao đổi, đóng góp cho báo cáo sơ kết từ đại diện lãnh đạo các trường đại học, các vụ cục chuyên môn thuộc Bộ GDĐT và các Bộ, ngành, địa phương như Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nội vụ, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh,…

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, đồng thời là cơ hội đổi mới của toàn ngành Giáo dục. Triển khai Nghị quyết này tác động tới toàn ngành, trong đó, lĩnh vực thay đổi lớn nhất là các cơ sở giáo dục đại học. Đổi mới này sẽ tác động lớn đến toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Cho rằng báo cáo chuẩn bị tốt, đánh giá tương đối đầy đủ, đồng thời đánh giá cao ý kiến chia sẻ từ các đại biểu tham dự hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu, bổ sung, hoàn thiện báo cáo sơ kết theo hướng cụ thể hơn, phân tích sâu sắc hơn từ thực tiễn, đánh giá rõ những nguy cơ, yếu tố tác động. Báo cáo cần thể hiện rõ Bộ GDĐT vừa thực hiện vai trò quản lý nhà nước vừa là cơ quan chủ quản; bổ sung thêm các đánh giá về tự chủ đại học; nhấn mạnh thêm các nhóm nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đặc thù của ngành, của địa phương, cơ sở. Đặc biệt cần lưu ý, tái cấu trúc không phải là cắt giảm cơ học mà đòi hỏi phải có lộ trình, tạo sự đồng thuận, hướng tới mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đặc biệt, vấn đề tài chính cần làm sâu sắc hơn, bởi đây không chỉ là mục tiêu mà còn là nguồn lực, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Cần thay đổi quan điểm về đầu tư giáo dục đại học, trong đó đầu tư nhà nước giữ vai trò rất quan trọng để các trường đại học hoạt động hiệu quả, đảm bảo sứ mạng mà nhà nước giao cho.

P.V


Ý kiến bạn đọc


VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.

Chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội: Nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường xuyên nâng cấp hệ thống, tiện ích để cung ứng các nền tảng thanh toán liên thông, cho phép xử lý tức thời và vận hành 24/7 để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...

Bài học quan trọng từ vụ hack mật khẩu của Microsoft: Bảo mật mọi tài khoản!

(VnMedia) - Vụ hack vào Microsoft như một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức ưu tiên triển khai bảo mật cho mọi tài khoản người dùng, nó cũng chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ mật khẩu.

Thủ tướng: Có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo

(VnMedia) - Trao đổi, đối thoại với thanh niên về giải pháp thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số, có cơ sở dữ liệu lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo.