Xót xa người lao động vắt kiệt sức khỏe vẫn không đủ sống

0
0

 - Người lao động giờ đây không chỉ phải làm thêm giờ mà phải làm thêm việc, vắt kiệt sức lao động nhưng đến khi ốm không dám đi khám bệnh vì không đủ tiền chi trả…

Cho ý kiến tại phiên thảo luận về kinh tế- xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho biết, trong thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng một bộ phận lớn công nhân lao động rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn trong và sau đại dịch.

Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy có 5% người được hỏi chỉ được ăn thịt, cá khoảng 1-2 lần/tuần; 34% chỉ ăn thịt, cá 3 lần/tuần; 41% chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Càng xót xa khi còn nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có khả năng chi trả.

Theo Đại biểu, Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trên thực tế, Khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 4/2022 cho thấy, chỉ có khoảng 55% người lao động cho biết có tiền lương và thu nhập đủ sống; khoảng 25% phải chi tiêu tằn tiện, 13% không đủ sống ở mức tối thiểu.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa

Trong hai năm 2020 và 2021, để chia sẻ với khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế, lương tối thiểu của người lao động không tăng. Từ ngày 01/7/2022, Theo đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu này sẽ được tăng thêm 6%. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát từ năm 2020 đến nay là hơn 6%, do đó, thực chất việc tăng lương không đủ bù đắp. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời gian gần đây, mức tăng lương tối thiểu khó bù đắp được chi phí sinh hoạt mà người lao động phải chi trả.

Thực tiễn là Người lao động giờ đây không chỉ phải làm thêm giờ mà phải làm thêm việc. Nhiều người lao động, sau giờ làm công việc chính thức, phải làm thêm công việc khác tại nơi làm việc khác với số giờ làm việc dài, vắt kiệt sức khỏe và vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan nhà nước.

Theo đại biểu, với mức tăng 6%, tiền lương tối thiểu ở Vùng 1 - cao nhất là 4.680.000đ tương đương 200 USD thì tiền lương tối thiểu ở nước ta vẫn còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Ví dụ như: Indonesia có 274 triệu dân - mức lương tối thiểu hàng tháng ở Jakarta là 323 USD, Philipin có 110 triệu dân -  mức lương tối thiểu là 10,24 USD/ngày tương đương 226 USD/tháng, Thái Lan có dân số là 70 triệu dân - lương tối thiểu hiện nay là 260 USD và sẽ tăng lên 379 USD hay Malaysia có dân số 33 triệu dân thì mức lương tối thiểu ở 57 thành phố lớn là 282 USD. Ở Trung Quốc, mức lương tối thiểu tại Bắc Kinh từ 1/8/2021 là khoảng 360 USD.

Theo Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, với mức lương tối thiểu và cơ cấu nguồn nhân lực trong khu vực như vậy thì việc tăng tiền lương tối thiểu sẽ không tác động nhiều đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngược lại, tăng lương tối thiểu, một mặt, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, thâm hụt lao động cao; mặt khác, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình họ và đây cũng là giải pháp kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, ngày 26/5 vừa qua, Tổ chức Standard & Poor's (S&P), một trong 3 tổ chức đánh giá uy tín nhất trên thế giới đã dự báo trong vòng 12-24 tháng tới đây kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023. Đây là dư địa, là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao điều kiện sống cho người lao động.

Trên cơ sở các phân tích trên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu năm 2023 để bảo đảm mức sống của người lao động và gia đình họ như quy định của Bộ luật Lao động. Đại biểu mong muốn nhận được sự thấu hiểu và chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp với người lao động.

Thứ hai, Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu giao cơ quan độc lập - có thể là cơ sở nghiên cứu - để công bố hoặc phản biện mức sống tối thiểu do cơ quan thống kê công bố nhằm tăng cường tính khách quan, khoa học. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, theo Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, người lao động làm việc không trọn ngày, không trọn giờ là người lao động yếu thế, dễ tổn thương, ít được hưởng các phúc lợi xã hội. Theo dự kiến, mức lương tối thiểu giờ theo vùng dao động từ 15.600 tới 22.500 đồng là quá thấp. Do đó, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh mức lương tối thiểu giờ phải cao hơn mức trung bình của lương tối thiểu tháng.

Thứ tư, Đại biểu đề nghị Thủ tướng khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 nhằm thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.