- Các đại biểu Quốc hội lo lắng nguy cơ lạm phát tăng cao, tác động lớn đến sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội và đời sống của Nhân dân.
Phát biểu tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) cho rằng, giá các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh như xăng dầu, vật liệu xây dựng, giá các loại phân bón trong nông nghiệp đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, tạo áp lực lớn đến lạm phát của nền kinh tế, làm chậm lại tiến trình phát triển của đất nước trong khi thu nhập của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người nông dân còn khó khăn.
Bên cạnh đó, việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đến nay đã hơn 1 năm mới phân bổ nguồn vốn nhưng còn thiếu rất nhiều văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
Việc triển khai Chương trình phục hồi kinh tế được Quốc hội quyết định thực hiện trong 2 năm, đến nay tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản để thực hiện chương trình này còn chậm, hoạt động của doanh nghiệp khó khăn trong 4 tháng đầu năm nay, rất nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chờ làm thủ tục giải thể hoặc đã giải thể tăng cao so với năm 2021.
![]() |
ĐBQH Hoàng Quốc Khánh |
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ đề ra, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề xuất với Quốc hội, Chính phủ cần đánh giá và dự báo tình hình thận trọng, chính xác, nhận diện đúng tình hình để có kế hoạch ứng phó phù hợp. Đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề lạm phát và có giải pháp phù hợp, kể cả biện pháp tiếp tục giảm thuế để giảm giá các mặt hàng thiết yếu trong nước, nhất là giá phân bón, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ người dân tiếp tục phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quản lý, điều hành, theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp bình ổn giá phù hợp, dự báo các mặt hàng, nguyên liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời và trong dài hạn để có chính sách ứng phó phù hợp.
![]() |
ĐBQH Nguyễn Đại Thắng |
Riêng về mặt hàng xăng dầu, Đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề nghị cần bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng đổ với mức phù hợp để điều hành giá xăng dầu trong nước linh hoạt, có phần ổn định thị trường, đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu trong nước.
Đại biểu tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị điều chỉnh linh hoạt kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều hành cung tiền, lãi suất, điều tiết giá cả. Cùng với đó, cần tập trung triển khai có hiệu quả, kịp thời Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội;
Cho rằng chỉ số lạm phát tăng chịu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư công trong quá trình kích cầu đúng tư, Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp để triển khai quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong nước, tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát, điều hành nguồn cung, vật tư đầu vào, kể cả hàng hóa tiêu dùng ở các vùng miền, giữa các địa phương với nhau, không để bị đứt gãy, đặc biệt chỗ cung ứng của thế giới với Việt Nam, tránh trường hợp đầu cơ, găm hàng tích trữ.
Cũng lo lắng về nguy cơ lạm phát tăng cao, Đại biểu Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) chỉ ra rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 và việc triển khai một số chính sách của Nghị quyết 43/2022/QH15 còn rất chậm nhất là nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng. Điều này làm giảm hiệu quả ý nghĩa của chương trình, ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ 2% cho tăng trưởng GDP năm 2022 như chương trình đã đặt ra.
Cùng với đó là áp lực về lạm phát có nguy cơ tăng cao, tác động lớn đến sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội và đời sống của Nhân dân.
![]() |
ĐBQH Nguyễn Thành Trung |
Để đảm bảo phục hồi và phát triển kinh tế ổn định, an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm người dân có thu nhập thấp, đại biểu Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh: Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đa dạng hóa thị trường, nhất là thị trường nguyên vật liệu ưu tiên việc phát triển sử dụng nguồn vật liệu trong nước để giảm thiểu tác động bởi xung đột trên thế giới và xung đột trên thế giới và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời theo dõi sát biến động giá các loại vật liệu xây dựng kịp thời, có giải pháp hỗ trợ các nhà thầu thi công khắc phục các khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao. Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều hành, điều tiết bình ổn giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như là địa giá dịch vụ y tế, dịch vụ giao được giáo dục;
Nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực hệ thống kho dự trữ xăng dầu để đáp ứng chủ động và dài hạn nhu cầu của nền kinh tế; dự báo sát tình hình để kịp thời điều hành giá một cách hợp lý. Ngoài ra, theo đại biểu cũng cần thúc đẩy nhanh chuyển đổi số của các cơ quan quản lý khu vực, doanh nghiệp có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế.