Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật Phòng chống bạo lực gia đình phải đảm bảo tính khả thi

0
0

 - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi lần này cần có quy định sát với thực tiễn sinh động của cuộc sống để bảo đảm khả thi…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận tổ về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp đã có sự tiến bộ so với các dự thảo trước đây. Cơ quan chủ trì soạn thảo đã sớm có báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nêu rõ mục tiêu lớn nhất khi sửa đổi luật lần này làm rõ hơn nữa vấn đề phòng bạo lực gia đình hơn là chống, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phòng là cơ bản, đi trước, chống phải cương quyết. Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định rõ các giải pháp cho việc phòng ngừa bạo lực gia đình mới chỉ đề cập đến công tác thông tin tuyên truyền. Trong khi thực tế có nhiều cách để không dám và không thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Theo Chủ tịch Quốc hội, để không thể thực hiện bạo lực gia đình đòi hỏi luật phải chặt chẽ; để không dám thì chế tài phải nghiêm. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý lần sửa đổi Luật lần này cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phòng và chống để khi Luật ra đời tạo được sự chuyển biến căn bản về tình hình.

Một trong những nhóm chính sách cơ bản trong dự thảo Luật lần này là khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Dự thảo Luật đang quy định theo hướng giao nhiệm vụ của công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho một số cơ quan, tổ chức, chưa có cơ chế huy động xã hội tham gia vào tất cả các hoạt động trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình như quy định việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng do địa chỉ tin cậy ở cộng đồng hoặc tổ tư vấn gia đình ở cộng đồng dân cư thực hiện, trong khi nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc rất cần thiết là xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong nước như xây dựng nhà an toàn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình… thì cũng cần có các quy định để nâng cao trách nhiệm của các địa phương và thu hút sự tham gia, đóng góp của xã hội, cộng đồng và cá nhân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đó, thể hiện rõ mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường, các tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các hội, liên hiệp hội liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, trên thực tế có nhiều vụ việc phức tạp nghiêm trọng về bạo lực gia đình được phát hiện chủ yếu nhờ các cơ quan thông tấn báo chí, trong khi đó vai trò của các thiết chế trong hệ thống chính trị lại chưa nổi bật rõ ràng.

Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận quy định về các  hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật lần này đã có sự thay đổi nhiều so với các dự thảo trước, theo đó nhiều hành vi bạo lực gia đình đã được bổ sung, cập nhật trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan như người trong gia đình ép buộc học tập quá mức dẫn đến trầm cảm dẫn đến phản ứng tiêu cực…

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề, ngoài bạo lực thể chất còn bạo lực tinh thần, hay ép buộc lựa chọn giới tính thai nhi… là những vấn đề cần được nghiên cứu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào trong Luật các loại hành vi bạo lực gia đình, tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp, tiếp tục phân tích rà soát để nhận điện đầy đủ hành vi bạo lực gia đình.

Chủ tịch Quốc hội đồng tình với ý kiến của cơ quan thẩm tra về việc đề nghị cân nhắc bổ sung đối tượng là người đã từng có quan hệ gia đình nay không còn quan hệ gia đình nhưng vẫn còn ở chung một nhà thì mới là đối tượng của luật phòng chống bạo lực gia đình.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu quy định đối tượng là “người đã từng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” thì sẽ rất rộng bởi “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” có thể phát sinh giữa những người không có quan hệ gia đình như quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Do đó, chỉ nên áp dụng đối với đối tượng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng mang tính chất gia đình hoặc như gia đình, hoặc sau khi không còn quan hệ gia đình nữa nhưng vì lí do nào đó vẫn sống chung cùng một nhà… để bảo đảm tính khả thi và kỹ thuật lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ, đối với trường hợp người đã từng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng không còn quan hệ gia đình nữa thì khi đó các hành vi bạo lực có thể xử lý theo pháp luật dân sự, hành chính, hình sự tùy từng mức độ.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vẫn tập trung trách nhiệm cho ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này với nhiều cơ quan cùng tham gia. Tuy nhiên, khi vụ việc bạo lực gia đình nghiêm trọng được các cơ quan báo chí phát hiện thì các cơ quan quản lý nhà nước lại rất lúng túng trong giải quyết xử lý, phân định trách nhiệm chủ trì, phối hợp.

Lưu ý vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị quy định rõ sự phối hợp, trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, địa phương bảo đảm có sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động của các lĩnh vực bình đẳng giới, gia đình, trẻ em và bảo trợ xã hội. Luật sửa đổi lần này cần có quy định sát với thực tiễn sinh động của cuộc sống để bảo đảm khả thi, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

 

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.