ĐBQH: Cẩn trọng phim trên mạng xuyên tạc lịch sử

0
0

 - Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc quy định cơ chế hậu kiểm đối với quản lý phim trên không gian mạng, để giảm thiểu các tình trạng xuyên tạc sự thật lịch sử, đưa các thông tin xấu, độc.

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhấn mạnh: Cần thận trọng trước những ảnh hưởng của các nền tảng xuyên biên giới và phổ biến phim trên không gian mạng

Cho rằng việc quản lý chưa hiệu quả các nền tảng không gian mạng đã gây nên tổn thương không nhỏ đến đời sống tinh thần của xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nhân nêu quan điểm: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc quy định cơ chế hậu kiểm đối với quản lý phim trên không gian mạng, để giảm thiểu các tình trạng xuyên tạc sự thật lịch sử, đưa các thông tin xấu, độc.

Theo đại biểu Nhân, việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm không mang nhiều ý nghĩa khi nội dung đó đã tiếp cận được nhiều khán giả, có thể được tải xuống và đăng trên các nền tảng khác. Trong khi đó, việc sử dụng các công cụ mạng xã hội là rất phổ biến, thông tin trên các nền tảng mạng xã hội lan tỏa mọi lúc, mọi nơi. Đại biểu cho rằng cần có giải pháp để cha mẹ, người giám hộ của trẻ có thể tự kiểm soát, quản lý, đảm bảo trẻ em xem phim trên không gian mạng đúng độ tuổi theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 21.

ĐBQH Phạm Trọng Nhân
ĐBQH Phạm Trọng Nhân

Đại biểu tỉnh Bình Dương đề nghị cần đánh giá thận trọng những nguy hiểm khôn lường của các nền tảng xuyên biên giới, việc phổ biến phim trên không gian mạng cần áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ để được cấp phép, cần đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền công nghiệp điện ảnh, tránh tình trạng “nhờn thuốc” với hình thức hậu kiểm.

Từ các phân tích trên, đại biểu Phạm Trọng Nhân đề nghị cần tiếp tục rà soát các quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 18; điểm b Khoản 2 Điều 41 và Khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật về hậu kiểm đối với việc phổ biến phim trên không gian mạng; đảm bảo khi các quy định của luật có hiệu lực thì các nền tảng xuyên biên giới không có được được bất kỳ cơ hội nào xâm lấn bờ cõi tư tưởng văn hóa của người xem.

Quan tâm đến vấn đề bình đẳng trong quản lý giữa nhà cung cấp phim trong nước và nước ngoài, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: Vì sao lại cho rằng tiền kiểm đối với các nền tảng OTT là bất khả thi, còn đối với  điện ảnh trong nước lại tiền kiểm?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích: Ngành điện ảnh Việt Nam có thể ngưng lúc nào cũng được, thậm chí có thể xử lý hình sự nếu vi phạm pháp luật hình sự. Nếu quy định như vậy thì nền điện ảnh Việt Nam bị ràng buộc, trói buộc, cản trở rất nhiều và mất đi sức cạnh tranh đối với OTT. Các nhà sản xuất điện ảnh Việt Nam vừa phải phim hay, vừa bán được phim, vừa phải cạnh tranh với OTT nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng OTT không có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam, không có nghĩa vụ bảo toàn bản sắc Việt Nam. Do đó, đại biểu cho rằng, nên bỏ các nguyên tắc tiền kiểm đối với điện ảnh Việt Nam để tạo ra sự bình đẳng đối với OTT nước ngoài, và nếu sai phạm ở Việt Nam sẽ có khả năng xử lý, ngăn chặn.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, quy định chặt chẽ về hậu kiểm vẫn bảo đảm được hiệu quả quản lý. Đại biểu bày tỏ thống nhất với quy định tại Điều 21 dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: Giao chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không phân biệt OTT trong nước hay OTT xuyên biên giới tự phân loại tự loại, chịu trách nhiệm tự phân loại, cơ quan nhà nước thực hiện hậu kiểm, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho biết, đây là phương án đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ đánh giá cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, dịch vụ OTT là dịch vụ có nhiểu ưu điểm. Đây cũng là xu hướng toàn cầu trong nhiều bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Dịch vụ OTT rất khác với phim chiếu rạp, số lượng phim rất lớn liên tục cập nhật. Do đó, đối với dịch vụ này nếu áp dụng tiền kiểm khó khả thi và đảm bảo tính kịp thời. Ngoài ra, tiền kiểm sẽ gây hạn chế cho doanh nghiệp OTT, người dân mất cơ hội tiếp cận nhiều phim, tiếp cận sớm đối phim; đồng thời làm tăng chi phí kiểm duyệt, chi phí tuân thủ và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại biểu cho rằng, nếu tiến hành hậu kiểm quy định chặt chẽ như dự thảo vẫn bảo đảm được hiệu quả quản lý. Theo đó, quy định rõ chủ thể được phổ biến phim trên không gian mạng, trách nhiệm phân loại, quy định điều cấm và xử lý khi vi phạm điều cấm; quy định cơ chế khiếu lại tố cáo; cơ chế báo cáo xử lý người dùng báo cáo và cơ quan có thẩm quyền xử lý yêu cầu gỡ bỏ; quy định về nhân lực, phương tiện kỹ thuật để kiểm soát kiểm tra xử lý vi phạm. Với quy định hậu kiểm như vậy sẽ đem lại lợi ích về giảm chi phí quản lý, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cho doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập, đại biểu nhấn mạnh.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Chương trình học và thi trực tuyến tiếng Anh trên Internet (IOE): Thúc đẩy giá trị của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam

(VnMedia) - Chương trình học và thi trực tuyến tiếng Anh trên Internet (IOE) là 1 trong 19 sản phẩm xuất sắc được chọn vào vòng Chung khảo giải Nhân tài Đất Việt 2023 trong lĩnh vực Công nghệ số.

Vì sao Hà Nội xin gia hạn thời gian báo cáo Thủ tướng vụ đấu giá 3 điểm mỏ cát?

(VnMedia) - Theo lãnh đạo Hà Nội, để có đủ thời gian tổng hợp, nghiên cứu xem xét chi tiết, cụ thể, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép gia hạn thời gian báo cáo kết quả rà soát quá trình đấu giá 3 điểm mỏ cát đến ngày 15/12/2023.

Lo lãng phí và ách tắc tại cây xăng khi xuất hoá đơn: Bộ Tài chính lên tiếng!

(VnMedia) - Quy định các công ty kinh doanh xăng dầu phải thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đã được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định số 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ và ngày 01/12/2023.

SVM được kỳ vọng mang sản phẩm công nghệ của người Việt vươn ra thế giới

(VnMedia) - Đón đầu xu hướng chuyển đổi số, máy bán hàng tự động thông minh SVM “thuần Việt 100%” ra đời sở hữu các giải pháp công nghệ đột phá với những tính năng thông minh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đây là một trong số 19 sản phẩm vừa xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo Nhân tài Đất Việt năm 2023 lĩnh vực Công nghệ số.

Hà Nội tăng mạnh phí tham quan di tích, vào Hoàng Thành 100.000 đồng/lượt

(VnMedia) - Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám: 70.000 đồng/lượt/khách; Di tích đền Ngọc Sơn: 50.000 đồng/lượt/khách; Di tích Nhà tù Hoả Lò: 50.000 đồng/lượt/khách;Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: 100.000 đồng/lượt/khách.