- Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân START Mới, điện Kremlin cho biết. Đây là động thái giúp duy trì thỏa thuận lớn cuối cùng liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới hiện giờ.
Nhà Trắng chưa xác nhận thông báo trên của điện Kremlin nhưng cho biết tân Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận về vấn đề này thông qua điện thoại. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng lực lượng hai bên cần phải nhanh chóng hoàn tất việc gia hạn hiệp ước vào ngày 5/2 khi hiệp ước chính thức hết hạn.
Được ký kết năm 2010, Hiệp ước START Mới là nền tảng cho việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu. Hiệp ước này hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai ở Mỹ và Nga xuống còn mỗi bên 1.550 đơn vị cũng như số lượng tên lửa đối đất, tên lửa chống tàu ngầm và máy bay ném bom sử dụng vũ khí hạt nhân.
Điện Kremlin đã tuyên bố bước đột phá được dự đoán từ lâu nói trên trong tuyên bố thông báo về việc Tổng thống Putin và người đồng cấp Biden lần đầu điện đàm với nhau kể từ khi ông Biden lên nhậm chức hôm 20/1.
Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân START Mới |
Moscow và Washington đã không đạt được thỏa thuận gia hạn hiệp ước START Mới dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump bởi chính quyền tiền nhiệm luôn muốn gắn thêm các điều kiện để gia hạn hiệp ước.
Theo điện Kremlin, Tổng thống Putin và người đồng cấp Biden “đều bày tỏ sự hài lòng” về những trao đổi ngoại giao giữa hai nước trong thời gian vừa qua liên quan đến hiệp ước được gia hạn và liên quan đến những thủ tục để đưa hiệp ước trở lại có hiệu lực sau khi hết hạn.
Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011 và có thời hạn 10 năm, đến năm 2021. Nó có thể kéo dài thêm 5 năm nếu Nga và Mỹ cùng nhất trí như vậy. Sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) bị hủy bỏ, START MỚI hiện tại là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh ác mộng là phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến đầu năm 2021.
Nga đã thực sự lo ngại sau khi Mỹ quyết định phá bỏ INF và bắt đầu tiến hành các vụ thử tên lửa tầm trung cũng như thông báo về một loạt kế hoạch triển khai tên lửa ở Châu Âu, Châu Á. Hành động của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, tốn kém và chứa đựng nhiều nguy cơ.
Nga không muốn viễn cảnh xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới vì thế Mowcow tha thiết mong muốn Washington ngồi vào bàn đàm phán để gia hạn START MỚI. Nga nhiều lần khẩn thiết đề nghị chính quyền của ông Donald Trump tiếp tục theo đuổi tiến trình kiểm soát vũ khí thay vì phá bỏ mọi hiệp ước có liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí.