- Hãy tưởng tượng cảnh: trong cái lạnh giá buốt của mùa đông Bắc Mỹ, ông Donald J. Trump đứng trên bậc của tòa nhà Capitol để tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Tuy nhiên, ngay cạnh đó, ông Joe Biden cùng với đội ngũ an ninh và những người ủng hộ ông cũng có mặt để sẵn sàng nhậm chức.
Cả hai đều tuyên bố giành chiến thắng. Không quan tâm chuyện gì xảy ra trong tiến trình kiểm phiểu, trong việc lựa chọn phiếu đại cử tri từ mỗi bang, trong các quyết định từ Tòa án Tối cao, cả hai ứng cử viên đề không chịu lùi bước.
Đó chính là ác mộng!
Trong lịch sử của Mỹ, với rất nhiều biến động, sự đảo chiều, khủng hoảng và các vụ ám sát, bạo loạn, bất ổn: trong tất cả những diễn biến đó của lịch sử, các cử tri Mỹ bốn năm một lần luôn cố gắng bầu chọn một Tổng thống và một Phó Tổng thống và để kết quả bầu cử được chấp nhận.
![]() |
Ứng cử viên Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump |
Bây giờ, mọi chuyện sẽ thế nào nếu diễn ra kịch bản lực lượng biểu tình của cả hai ứng cử viên Trump và Biden đều coi người mà họ bỏ phiếu bầu chọn là Tổng thống đắc cử và đều xuất hiện trong lễ nhậm chức?
Viễn cảnh trên không phải là không thể xảy ra.
Hiện tại, Tổng thống Donald Trump, người đã tuyên bố chiến thắng từ rất sớm, đang khăng khăng khẳng định rằng ông đã bị cướp mất một nhiệm kỳ thứ hai bởi tình trạng gian lận bỏ phiếu ở những lá phiếu qua thư.
Đối thủ của ông Trump – ông Biden thì chỉ nói rằng tất cả các phiếu chưa được kiểm và ông Biden muốn chờ đợi kết quả sau khi toàn bộ các lá phiếu đã được kiểm. Nói cách khác, ông Biden không can thiệp vào những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều người của Đảng Dân chủ nghĩ rằng, Tổng thống Trump đang nói và làm đúng theo những gì mà ông thường tuyên bố trước đó về cái mà ông gọi là “những đống phiếu bí ẩn” trong các bang được điều hành bởi Đảng Dân chủ. Ông Trump tin rằng, đó là thứ đã cướp đi chiến thắng của ông.
Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra nếu tòa án lắng nghe ông Trump và dừng hoạt động kiểm phiếu ở bang chiến trường Pennsylvania – nơi kết quả sẽ không thể được công bố cho đến ngày mai (6/11)?
Hoặc chuyện sẽ thế nào nếu Đảng Dân chủ giành được một bang nhưng kết quả này bị thách thức và bị đảo ngược?
Hay nếu như tòa án đứng về phía Tổng thống Trump và quyết định ai là người chiến thắng cuối cùng sẽ do Tòa án Tối cao đưa ra?
Những viễn cảnh trên đều gây tranh chấp và đẩy mọi thứ vào nguy hiểm. Có lẽ, thành tích lớn nhất ở trong nước của Tổng thống là thay đổi Tòa án Tối cao.
Nhiều người của Đảng Dân chủ cho rằng một tòa án nghiêng về phía Tổng thống Trump là một cơ quan bất hợp pháp và có thể từ chối chấp nhận phán quyết của tòa. Và đây sẽ là lúc có thể xảy ra kịch bản hai “Tổng thống” tương lai tranh chấp nhau ở trên bậc thềm của Tòa nhà Capitol. Có thể, ông Biden, 77 tuổi, sẽ cảm thấy rằng ông cần phải “chấp nhận kết quả vì quyền lợi của đất nước” nhưng có quá nhiều người trong đảng của ông Biden sẽ buộc ông phải tiếp tục chiến đấu.
Nếu Tòa án Tối cao bác bỏ đơn kiện của Tổng thống Trump, liệu ông này có thể lặng lẽ rút lui?
Không, điều mà ông Trump rất giỏi là tạo ra sự ra một mớ những rắc rối và hỗn loạn. Mối đe dọa thực sự là sẽ có vấn đề nào đó rắc rối hơn rất nhiều để nước Mỹ phải giải quyết. Đó là mối đe dọa mà ông Trump ở lại Nhà Trắng và tạo ra ấn tượng đáng tin rằng mớ rắc rối của cuộc bầu cử năm 2020 là lý do đủ để ông ở lại.
Chuyện sẽ thế nào nếu các bang nơi Thống đốc là một người của Đảng Dân chủ nói ông Biden giành chiến thắng nhưng cơ quan lập pháp của bang do người Cộng hòa lãnh đạo là khẳng định ông Trump chiến thắng và hai bên sẽ đều cử đoàn đại cử tri đến Hội nghị Toàn quốc vào ngày 14/12 để xác nhận kết quả bầu cử?
Và chuyện sẽ ra sao nếu Tổng thống Trump nói rằng việc đúng đắn duy nhất là ông tiếp tục ở lại Nhà Trắng cho đến khi mâu thuẫn nói trên được giải quyết?
Tòa án sẽ mắc kẹt trong một mớ những đơn kiện tụng từ cả hai phía và có thể không tìm được một giải pháp trước ngày 20/1 khi nhiệm kỳ của Tổng thống Trump theo Hiến pháp phải kết thúc.