Xâm hại trẻ em: Cần hạn chế nạn ly hôn trở thành “mốt”, thành “dịch”

0
0

 - Thảo luận về giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, một trong những giải pháp là nền tảng gia đình, trong đó có việc “hạn chế nạn ly hôn trở thành mốt, thành dịch, bất chấp sự tổn thương cho con trẻ, góp phần tăng nguy cơ trẻ thiếu an toàn về mọi mặt.

6 tháng đầu năm 2019, trung bình mỗi ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại; Hà Nội là địa phương có số trẻ em bị xâm hại dẫn đến tử vong cao nhất (13 em), TP. HCM dẫn đầu số trẻ em gái có thai do bị xâm hại tình dục cao nhất (86 em).

Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Những con số “gây nhiều cảm xúc” và những nguyên nhân đã được các đại biểu đề cập, phân tích một cách sâu sắc.

Sử dụng hàng nghìn tỷ ngân sách và viện trợ như thế nào?

Phát biểu về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) nhấn mạnh: “Bất cứ ai cũng sẽ có rất nhiều cảm xúc khi đọc những thông tin, số liệu mang tính cảnh báo nghiêm trọng như: 6 tháng đầu năm 2019 số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, tính trung bình 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại. Xâm hại tình dục chiếm 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em, một số địa phương tỷ lệ này chiếm trên 90%, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước. Rất đau xót khi phải dẫn ra thông tin Hà Nội là địa phương có số trẻ em bị xâm hại dẫn đến tử vong cao nhất (13 em), Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu số trẻ em gái có thai do bị xâm hại tình dục cao nhất (86 em).”

Theo đại biểu Hiền, những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội lại là những nơi ngày càng gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em và chúng ta chứng kiến sự băng hoại đạo đức xã hội đến cùng cực khi những vụ bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái không còn là cá biệt.

Đại biểu tỉnh Hà Nam cho biết, qua giám sát cho thấy còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực, gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Mặt khác công tác theo dõi, thống kê số trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, điều này dẫn đến số vụ xâm hại trẻ em đã bị phát hiện, xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.

“Như vậy, chúng ta thừa nhận rằng còn tồn tại vùng ẩn trong số liệu thống kê về xâm hại trẻ em và thực tế là trong hồ sơ giám sát cũng không có biểu thống kê nào phản ánh tình hình xâm hại trẻ em cho toàn diện trên 63 tỉnh, thành phố” - đại biểu nhấn mạnh.

Nguyên nhân trực tiếp, theo đại biểu tỉnh Hà Nam, là do công tác thống kê, quản trị số liệu về vấn đề này chưa được quan tâm, mà sâu xa là do cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành được bộ chỉ tiêu thống kê về xâm hại trẻ em. Mặc dù nhiệm vụ này đã được xác định trong Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020.

“Bởi vậy, tôi ủng hộ việc đưa vào dự thảo nghị quyết nội dung yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2020, làm nền tảng xây dựng văn hóa quản lý dựa trên số liệu” - đại biểu Hiền nói.

ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam)
ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam)

Đáng chú ý là vấn đề kinh phí và hiệu quả sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Theo đại biểu Trần Thị Hiền, Nhà nước ta rất quan tâm bố trí ngân sách, bên cạnh đó, nguồn vận động xã hội hóa từ nhân dân và viện trợ quốc tế cũng không nhỏ, với khoảng gần 600 tỷ từ ngân sách trung ương, khoảng 4.300 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, hàng trăm tỷ từ viện trợ và nguồn vốn xã hội hóa.

Tuy nhiên, theo trang 45 của Báo cáo giám sát thì số liệu nói trên được Bộ Tài chính tổng hợp từ báo cáo của 39/63 tỉnh, thành phố. “Còn 24 địa phương không biết có báo cáo hay không, có bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ trẻ em hay không?”- Đại biểu HIền đặt câu hỏi.

Đại biểu tỉnh Hà Nam phân tích: Một vấn đề rất đáng quan tâm thường được nêu lên khi thảo luận về chấp hành ngân sách, đó là việc sử dụng kinh phí lồng ghép theo các chương trình, đề án thuộc thẩm quyền phân bổ của địa phương. Do vậy, nếu không xác định được đây là nhiệm vụ ưu tiên thì địa phương sẽ không phân bổ hoặc sử dụng nguồn kinh phí này cho nhiệm vụ ưu tiên khác.

“Ví dụ, Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, đến năm 2018, tức là giữa kỳ mới được bố trí kinh phí. Bởi vậy tôi cho rằng con số 24 tỉnh không có báo cáo kinh phí cho hoạt động phòng, chống xâm hại trẻ em cũng có thể xem như công tác này chưa được quan tâm ở 24 địa phương” - đại biểu Hiền nhận định.

Vấn đề thứ ba chưa rõ cũng chưa được đề cập trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo giám sát, đó là trong giai đoạn 2016-2020 có nhiều chương trình hành động, đề án cấp quốc gia liên quan đến bảo vệ trẻ em được triển khai với nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể.

Hạn chế ly hôn trở thành “mốt”, thành “dịch”

Cũng phân tích về nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng đặc biệt nghiêm trọng tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (Trà Vinh) nhấn mạnh “ trồng rau không ra lúa được” nên “gốc của vấn đề là giải pháp căn cơ, khả thi từ giáo dục ở cả 3 môi trường, sự làm gương của người lớn, những quy chuẩn giá trị đạo đức, sự nghiêm minh của pháp luật.”

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai

Theo đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, về môi trường gia đình, cần có biện pháp giám sát chặt chẽ trách nhiệm ông bà, người thân, đồng thời, bản thân trẻ phải được giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại, có hình phạt thật nặng đối với các người thân thiếu trách nhiệm.

Đại biểu Mai cũng đề nghị cần sửa đổi Bộ luật Hôn nhân và gia đình, nên có quy định giáo dục tiền hôn nhân cho các cặp đôi đăng ký trước kết hôn để biết rõ trách nhiệm trong chăm sóc con cái, sự nhẫn nại khi chung sống, “hạn chế nạn ly hôn trở thành mốt, trở thành dịch, trở thành phong trào” bất chấp sự tổn thương cho con trẻ, góp phần tăng nguy cơ trẻ thiếu an toàn về mọi mặt.

Về phía nhà trường, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai đề nghị tất cả giáo viên từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở phải được đào tạo các kỹ năng cơ bản, được xét tuyển kỹ lưỡng, nhất là kiến thức pháp luật về quyền con người, quyền trẻ em, một số điều cấm trong khi hành nghề, phải được xem là môn tốt nghiệp, được kiểm tra chặt chẽ chất lượng trước khi cấp bằng tốt nghiệp cho tất cả những ai làm công tác liên quan đến trẻ em.

Đối với môi trường xã hội, người lớn phải làm gương, xử lý nghiêm các hình mẫu lệch chuẩn như trường hợp phụ huynh đánh giáo viên trong trường trước mặt học sinh, các bộ phận có trách nhiệm liên quan đến công tác trẻ em cần phải được định rõ trách nhiệm quản lý, nhất là khu vực ở xã, phường, ấp, khóm, cần khoanh vùng trẻ em đối với gia đình có hoàn cảnh thuộc nhóm nguy cơ cao…

 

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Mỹ tiếp tục đưa ra báo cáo nhân quyền thiếu khách quan về Việt Nam

(VnMedia) - Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ Tổng thống Putin đều là lời tuyên chiến với Nga

(VnMedia) - Bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ người đứng đầu Điện Kremlin đều sẽ được coi là lời tuyên chiến chống lại Nga, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua (23/3) đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.

Phát hiện người đàn ông sử dụng thẻ nhà báo giả

(VnMedia) - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông trên tuyến đường Hai Bà Trưng, quận Lê Chân, Hải Phòng, Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an quận Lê Chân đã phát hiện Đàm Mạnh Ninh (44 tuổi, trú tại Hải An, Hải Phòng) sử dụng thẻ nhà báo giả...

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

(VnMedia)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Từ ngày mai, 25/3, Bắc Bộ trời chuyển mát

(VnMedia) - Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Bắc Bộ ngày 24/3 đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng; từ chiều tối và đêm vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc có mưa rào và dông rải rác. Ngày 25/3: có mưa rào và dông rải rác; trời chuyển mát.