Ra viện rồi vẫn dương tính với nCoV: Thực chất là chưa khỏi bệnh!

0
0

 - PGS-TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, có những ca dương tính đã được điều trị, ra viện và người ta cho rằng bị mắc lại, nhưng thực chất là chưa khỏi, do vậy phải xét nghiệm nhiều lần để xác định trước khi xuất viện. Những người đã xét nghiệm âm tính không có khả năng lây bệnh cho người khác...

 
 

Ra viện rồi vẫn dương tính: Thực chất là chưa khỏi bệnh

Những ngày qua, thông tin từ Trung Quốc và một số quốc gia khác cho thấy, nhiều bệnh nhân bị nhiễm nCoV sau khi xuất viện lại có kết quả dương tính trở lại. Điều này dấy lên lo ngại là những người bệnh nhân ở Vĩnh Phúc đã khỏi bệnh và được ra viện liệu có bị dương tính trở lại và có khả năng lây nhiễm sang người khác hay không.

Trả lời câu hỏi này tại cuộc tọa đàm do báo Nhân dân tổ chức ngày 28/2, PGS-TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, điều này được rất nhiều người quan tâm và các thầy thuốc cũng đang quan tâm xem xét đánh giá tại Vĩnh Phúc.

TS Vũ Xuân Phú cho biết, theo các ca bệnh được quan sát từ đầu vụ dịch, thời gian ủ bệnh trung bình diễn ra từ 12-14 ngày. Các thông tin từ tâm dịch cho thấy có những ca ủ bệnh kéo dài rất nhiều ngày, thậm chí hàng tháng..

Do vậy đây cũng là thông tin gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch, phát hiện, cách ly của ngành y tế và các cơ sở y tế.

“Thực tế cho thấy có những ca dương tính đã được điều trị, ra viện và người ta cho rằng bị mắc lại, nhưng thực chất là chưa khỏi, do vậy phải xét nghiệm nhiều lần để xác định trước khi xuất viện. Theo phương án hiện nay là cách ly 14 ngày, ở những diễn biến cụ thể sẽ có những xử lý phù hợp trong từng vụ việc cụ thể.” – TS Phú nói.

Theo TS Phú, tùy từng trường hợp chữa bệnh nặng hay nhẹ, như hết số ba ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR âm tính,  vì vậy những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác là nguyên lý.

“Còn những trường hợp mà bà con nghi là mắc lại sau khi điều trị, cơ quan y tế chúng tôi xác định là chưa được chữa triệt để. Vì thế tất cả những người đã xuất viện, xét nghiệm âm tính không có khả năng lây cho người khác.” – TS Vũ Xuân Phú khẳng định.

Ông Phú phân tích: Tất cả những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh thì sẽ tạo được miễn dịch đối với bệnh đó, đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Và đối với trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona thì chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.

“Người dân căn cứ vào các lời khuyên, tư vấn y tế, chỉ định của các thầy thuốc ở gần mình nhất. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể.” Phó Giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương nói.

Sức khỏe, sức đề kháng là "vô cùng quan trọng"

Điều khiến người dân quan tâm nhất hiện nay, đó là do bệnh chưa có thuốc đặc trị nên vấn đề sức khỏe, sức đề kháng và miễn dịch là vô cùng quan trọng. Chia sẻ về vấn đề này, GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hệ miễn dịch được chia thành miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch chủ động. Miễn dịch bẩm sinh tuy là nói không đặc hiệu và cơ chế hình thành không giống như cách các vaccine tạo ra hệ thống miễn dịch chủ động, nhưng cũng là hàng rào bảo vệ đầu tiên để tránh virus xâm nhập vào trong cơ thể.

Hơn nữa, kể cả hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như hệ miễn dịch chủ động, đều hình thành qua các tế bào lympho T, lympho B và đều cần có các nguyên liệu để nó phát triển.

“Mỗi người sinh ra nặng trung bình khoảng 3kg và nặng trung bình khoảng 52-53kg khi lớn lên. Trọng lượng 50kg mà chúng ta tăng lên do thức ăn, vitamin, chất khoáng, các protein được thu nạp trong quá trình trưởng thành. Cùng với quá trình lớn lên đấy thì hệ miễn dịch của con người cũng ngày càng hoàn chỉnh thông qua hấp thu các chất dinh dưỡng, qua tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và tạo ra kháng thể. Ngoài ra, chúng ta cũng tiêm vaccine để tạo ra các miễn dịch chủ động của chúng ta. Như vậy chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý là hết sức quan trọng” – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích.

TS Lê Danh Tuyên cũng nhấn mạnh, thông qua dịch Covid-19 , cẩn phải thay đổi thói quen triệt để như: dùng đũa để gắp thức ăn chung, dùng thớt chung cho thức ăn sạch và đồ sống, dùng chậu rửa mặt chung, ăn các loại động vật hoang dã và không rõ nguồn gốc...

 

Hoàng Hải

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.